Theo đó, Chương trình này đặt mục tiêu trang bị cho người học kiến thức pháp lý về hệ thống, nghiệp vụ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia và kiến thức liên quan để thực hiện việc đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề qủa người lao động theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Đối tượng tham gia khóa đào tạo là cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, dục nghề nghiệp hoặc chuyên gia, cán bộ kỹ thuật trong các doanh nghiệp hoặc nghệ nhân và cá nhân khác có liên quan.
Thời gian đào tạo là 50 giờ chuẩn. Trong đó có 18,5 giờ lý thuyết; 26,5 giờ thực hành, thảo luận và 05 giờ kiểm tra.
Trong đó, 01 giờ học lý thuyết là 45 phút, 01 giờ học thực hành là 60 phút. Một ngày không học quá 08 giờ.
Nội dung chương trình đào tạo bao gồm:
- Nghiệp vụ để chuẩn bị thực hiện một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia theo đối tượng, quy mô và các yêu cầu liên quan;
- Nghiệp vụ để thực hiện đánh giá và chấm điểm các bài kiểm tra kiến thức, kiểm tra thực hành trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia;
- Nghiệp vụ về giám sát và xử lý đối với các tình huống phát sinh, các hành vi vi phạm trong kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Chương trình cụ thể:
- Chuyên đề 1: Tổng quan về hệ thống đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề và tiếp cận chuẩn quốc tế về đánh giá và công nhận kỹ năng nghề
- Chuyên đề 2: Công tác chuẩn bị của tổ chức đánh giá trước một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
- Chuyên đề 3: Công tác chuẩn bị của đánh giá viên trước một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
- Chuyên đề 4: Thực hiện đánh giá kiến thức trong một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
- Chuyên đề 5: Thực hiện việc đánh giá kỹ năng thực hành trong một kỳ đánh giá kỹ năng nghề quốc gia
- Chuyên đề 6: Giám sát việc tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và xử lý tình huống phát sinh trong kỳ đánh giá
Thông tư này có hiệu lực từ 21/10/2022.
Nếu gặp vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.