Nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

Ngày 09/04/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 50/2018/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ (Ảnh internet) 

Riêng về phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như:

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh; chủ động phối hợp phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc xử lý người có hành vi tham nhũng;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 29/05/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.