Chủ doanh nghiệp tư nhân được chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài

(LuatVietnam) Đó là một trong những nội dung mới của Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành kèm theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/6/2009. Theo Quy chế này, việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (là tổ chức hoặc cá nhân) có thể được thực hiện dưới các hình thức: mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm của các công ty cổ phần; mua lại cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần; mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hoặc góp vốn vào công ty TNHH hai thành viên trở lên để trở thành thành viên mới của công ty này hoặc mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty TNHH một thành viên; mua lại phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể mua lại một phần vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc góp vốn với chủ doanh nghiệp tư nhân để chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Cũng theo Quy chế nói trên, nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam phải có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam; mọi hoạt động mua bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều phải thông qua tài khoản này. Ngoài ra còn phải có bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi nhà đầu tư đã đăng ký chứng minh tư cách pháp lý (đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức) hoặc bản sao hộ chiếu còn giá trị (đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân) và tuân thủ những điều kiện khác quy định trong điều lệ của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2009 và thay thế Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 

 

  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Ban hành 05 Thông tư về chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Ban hành 05 Thông tư về chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Ban hành 05 Thông tư về chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề

Ngày 15/6/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành 5 Thông tư từ số 19 đến 23/2009/TT-BLĐTBXH quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề đối với 5 nhóm nghề: sản xuất và chế biến; máy tính và công nghệ thông tin; nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghệ kỹ thuật; sức khỏe và dịch vụ xã hội. Các Thông tư này quy định chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề để áp dụng đối với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp công lập và tư thục có đăng ký hoạt động dạy nghề các nghề được quy định tại các Thông tư này; không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

Giá thu mua lúa gạo phải bảo đảm nông dân có lãi

Giá thu mua lúa gạo phải bảo đảm nông dân có lãi

Giá thu mua lúa gạo phải bảo đảm nông dân có lãi

Ngày 15/6/2009, Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 176/TB-VPCP thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp thường trực Chính phủ bàn về hoạt động sản xuất, kinh doanh lương thực. Theo Thông báo này, để công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao trong 6 tháng cuối năm 2009 và chuẩn bị tốt cho kế hoạch 2010, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được, đồng thời tăng cường hơn nữa công tác điều hành theo chức năng quản lý nhà nước của từng cơ quan và các địa phương. Về nguyên tắc, công tác điều hành các hoạt động liên quan đến tiêu thụ, xuất khẩu gạo phải bám sát yêu cầu, mục tiêu của Chính phủ là tiêu thụ hết và không để tồn đọng gạo hàng hóa, bảo đảm giá có lời cho người trồng lúa và bình ổn giá lương thực hợp lý trong nước.

Phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ 2009-2020

Phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ 2009-2020

Phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ 2009-2020

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 phê duyệt Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 – 2020 với mục tiêu chiến lược là nâng cao điều kiện sống của người dân đô thị thông qua việc đầu tư cải thiện các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và môi trường đô thị. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2020, đạt 100% các yêu cầu về: tỷ lệ dân cư đô thị được tiếp cận với nước sạch, có nhà vệ sinh kết nối với bể tự hoại, chất thải rắn được thu gom đến nơi quy định, nhà xây tại các khu vực không bảo đảm an toàn và không phù hợp cho sinh sống của người dân được di dời, cải thiện điều kiện nhà ở.