Cho phép mở ngành đào tạo trở lại từ ngày 03/4/2011

Cho phép mở ngành đào tạo trở lại từ ngày 03/4/2011
(LuatVietnam) Sau gần 01 năm thực hiện tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành đối với các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã cho phép các trường mở ngành trở lại bắt đầu từ ngày 03/4/2011; điều này được quy định trong Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 về điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, cao đẳng.
Theo đó, các trường đại học, học viện, cao đẳng được xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đại học khi đảm bảo đủ các điều kiện như: Có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký đối với trường đại học, học viện (hoặc ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký đối với các trường cao đẳng).
 
Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo và đề cương chi tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo được xây dựng theo quy định; Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo; Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo…  
 
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định tại Thông tư này; việc mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng trong những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét quyết định.
 
Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo khi xảy ra một trong những trường hợp như: Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Thông tư này; Không tuyển sinh được trong 3 năm liên tiếp; Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm được phép đào tạo; Người cho phép mở ngành không đúng thẩm quyền… Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh ngành đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh, cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo…  
 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/4/2011; bãi bỏ Điều 17 Điều lệ trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chi phí kiểm toán dự án hoàn thành tối đa 0,64% tổng mức đầu tư

Chi phí kiểm toán dự án hoàn thành tối đa 0,64% tổng mức đầu tư

Chi phí kiểm toán dự án hoàn thành tối đa 0,64% tổng mức đầu tư

Ngày 14/02/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2011/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Trong đó, tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt và tỷ lệ quy định nhưng tối đa không quá 0,64% tổng mức đầu tư của dự án...

Mỗi quận, huyện có tối đa 05 tổ chức hành nghề công chứng

Mỗi quận, huyện có tối đa 05 tổ chức hành nghề công chứng

Mỗi quận, huyện có tối đa 05 tổ chức hành nghề công chứng

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 17/02/2011 ban hành Tiêu chí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, căn cứ vào nhu cầu công chứng của xã hội được biểu hiện qua số hợp đồng, giao dịch có nhu cầu công chứng, Thủ tướng chỉ đạo việc xác định số lượng các tổ chức hành nghề công chứng quy hoạch trên một địa bàn cấp huyện đến năm 2020 theo các nguyên tắc: Quy hoạch tối thiểu 01 tổ chức hành nghề công chứng trên 01 địa bàn cấp huyện...

Mức phí bảo lãnh chính phủ tối đa là 1,5%/năm

Mức phí bảo lãnh chính phủ tối đa là 1,5%/năm

Mức phí bảo lãnh chính phủ tối đa là 1,5%/năm

Căn cứ vào kết quả thẩm định phương án tài chính của chương trình, dự án và tình hình tài chính của doanh nghiệp, Bộ Tài chính quy định mức phí bảo lãnh cho từng chương trình, dự án tùy theo mức độ rủi ro, nhưng tối đa không vượt quá 1,5%/năm trên tổng số dư nợ bảo lãnh. Đây là một trong những nội dung về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ được quy định trong Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011. Bảo lãnh chính phủ là bảo lãnh có tính pháp lý cao nhất tại Việt Nam; cam kết bảo lãnh Chính phủ được thực hiện dưới hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc quyết định bảo lãnh...

Từ 15 đến 95 đại biểu được bầu vào HĐND các cấp

Từ 15 đến 95 đại biểu được bầu vào HĐND các cấp

Từ 15 đến 95 đại biểu được bầu vào HĐND các cấp

Ngày 16/02/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-TTg hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Theo đó, căn cứ tình hình cụ thể của đơn vị hành chính để dự kiến và điều chỉnh cơ cấu, thành phần đại biểu HĐND các cấp phù hợp với mỗi địa phương, thực hiện các định hướng cơ cấu sau đây: Phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 15% đại biểu trẻ dưới 35 tuổi; khoảng 30% trở lên đại biểu là phụ nữ; không dưới 10% đại biểu là người ngoài Đảng...