Một nội dung đáng chú ý khác của Luật này là quy định tăng thời gian đào tạo nghề công chứng từ 06 tháng lên 12 tháng; đồng thời, điều kiện về thời gian hành nghề khi xét miễn đào tạo nghề công chứng đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư cũng tăng từ 03 năm lên 05 năm. Theo đó, người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát và chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật sẽ được miễn đào tạo nghề công chứng.
Khi đã trở thành công chứng viên thì không được phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng hay đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác.
Luật cũng không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình hay quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình.
Luật này thay thế Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Xem thêm: Luật Công chứng: 8 điểm đáng chú ý nhất năm 2018
- LuậtViệtnam