Chính thức quy định quyền chống tham nhũng của báo chí

"Báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ, chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng". Luật phòng, chống tham nhũng vừa được Quốc hội thông qua sáng 28/11 (có hiệu lực từ 1/6/2006) quy định.

 

Báo chí có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tham nhũng

 

Dự luật phòng, chống tham nhũng quy định: "Báo chí có quyền yêu cầu cơ quan, tổ, chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật, nếu không cung cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

 

Qua thảo luận, có đại biểu Quốc hội đề nghị tạo điều kiện về kinh phí và các điều kiện khác nhằm động viên, khuyến khích báo chí chủ động tham gia tích cực vào đấu thanh phòng, chống tham nhũng, được một số quyền như thẩm tra, xác minh các vụ việc tham nhũng...

 

Tuy nhiên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khẳng định: ''Cải thiện nâng cao hơn nữa các điều kiện hoạt động của báo chí là việc làm cần thiết song phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Vì vậy đề nghị Quốc hội giữ như dự thảo luật''.

 

Đi học, chữa bệnh ở nước ngoài không phải kê khai tài chính

 

Một số đại biểu Quốc hội có ý kiến, người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, mọi diễn biến tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên như dự luật là chưa đủ mà cần bổ sung thêm con đã thành niên.

 

Giải trình trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Vũ Đức Khiển cho rằng kiến nghị này không hợp lý vì: ''Trong nhiều trường hợp, người có chức vụ quyền hạn không được biết và không có quyền đối với tài sản của con đã thành niên. Nhất là khi con đã ra ở riêng, độc lập, không còn lệ thuộc bố, mẹ về kinh tế''.

Hơn nữa, qua xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy có 266/339 đại biểu tán thành về phạm vi kê khai tài sản như dự luật.

 

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự luật đã bổ sung kế toán làm việc trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, Công an nhân dân làm nhiệm vụ ở cửa khẩu phải kê khai tài sản. Đồng thời, dự luật cũng bỏ quy định báo cáo cáo nguồn tài chính cho việc đi học, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài.

 

Uỷ ban Pháp luật giám sát xử lý tham nhũng

 

Có ý kiến đề nghị không thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng mà lập cơ quan chuyên trách về chống tham nhũng hoặc giao nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng cho các cơ quan bảo vệ pháp luật như hiện nay.

 

Tuy nhiên, ông Vũ Đức Khiển nói quan điểm của Thường vụ Quốc hội ''cần có cơ quan chỉ đạo chung là đầu mối phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham  nhũng trong phạm vi cả nước. Cơ quan này không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước''. Qua tổng hợp xin ý kiến đại biểu Quốc hội, có 250/339 đại biểu tán thành với việc thành lập Ban chỉ đạo này.

 

Theo đó, Ban chỉ đạo này do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, cơ cấu và tổ chức hoạt động do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định.

 

Liên quan đến giám sát phòng chống tham nhũng, dự luật quy định: Hàng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, UBND có trách nhiệm báo cáo HĐND cùng cấp về công tác phòng chống tham nhũng. Đặc biệt, Quốc hội giao cho Uỷ ban pháp luật trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật phòng, chống tham nhũng với 75,1% đại biểu tán thành. Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua Luật thanh niên (có hiệu lực từ 1/7/2006) và Luật công an nhân dân.

 

(Theo VietNamNet)

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.