Chính thức công bố Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng dân sự

Chính thức công bố Luật sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Tố tụng dân sự
(LuatVietnam) Quốc hội đã thông qua Luật số 65/2011/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự, trong đó một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng lần này là việc thay đổi thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự.
Cụ thể, trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý; chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
 
Được biết, việc không áp dụng thời hiệu khỏi kiện trong các tranh chấp nói trên nhằm khắc phục phần nào những bất cập của quy định trước đây đã gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng và ảnh hưởng không ít đến quyền lợi của đương sự.
 
Các tranh chấp không thuộc các trường hợp nêu trên thì thời hiệu khỏi kiện vụ án dân sự là vẫn là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm như quy định trước đây.
 
Luật cũng sửa đổi một số quy định theo hướng mở rộng quyền giải quyết của Tòa án trong các vụ việc, vụ án về dân sự, theo đó, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
 
Các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được bổ sung 02 loại là: Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
 
Đương sự trong các vụ việc dân sự có thêm quyền được trực tiếp đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng (quy định trước đây chỉ cho phép đương sự đề xuất với Toà án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với nhân chứng).
 
Luật sửa đổi, bổ sung cũng ghi nhận việc các bên có quyền tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, tổ chức thẩm định giá tài sản nhằm đảm bảo nguyên tắc tự thỏa thuận trong giao dịch dân sự. Tòa án chỉ ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp sau khi các bên không tự thỏa thuận được tổ chức định giá tài sản hoặc các bên đã thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.
 
Cũng trong Luật sửa đổi, bổ sung lần này có các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm; bên cạnh đó còn quy định thêm thủ tục mới là “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao”…
 
Luật này được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 09 thông qua ngày 29/03/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.

Cũng trong phiên họp lần này, Quốc hội còn thông qua 02 Luật khác là: Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12; Luật Phòng, chống mua bán người số 66/2011/QH12 và Nghị quyết số 60/2011/QH12 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Xuất cảnh chỉ được mang tối đa 5.000 USD

Xuất cảnh chỉ được mang tối đa 5.000 USD

Xuất cảnh chỉ được mang tối đa 5.000 USD

Ngày 13/04/2011, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 84/TB-VPCP, thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về việc quản lý ngoại tệ và ngân hàng thương mại Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN phải ban hành quy định mức ngoại tệ tiền mặt tối đa người cư trú được phép mang ra nước ngoài không phải khai báo hải quan tối đa là 5.000 USD và quy định thực hiện việc dừng hoạt động huy động và cho vay vàng; thực hiện ngay việc quy định trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ đối với cá nhân ở mức 3%; đồng thời, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ thêm 2%...

Sẽ trợ cấp khó khăn đột xuất thành 02 đợt trong quý II/2011

Sẽ trợ cấp khó khăn đột xuất thành 02 đợt trong quý II/2011

Sẽ trợ cấp khó khăn đột xuất thành 02 đợt trong quý II/2011

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 48/2011/TT-BTC ngày 08/4/2011 hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn quy định tại Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng. Theo đó, việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng được thực hiện 02 lần trong quý II/2011. Trong đó, lần thứ nhất thực hiện trong tháng 04/2011 với mức trợ cấp là 150.000 đồng/người....

Từ 13/04, tăng lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD lên 3,0%/năm

Từ 13/04, tăng lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD lên 3,0%/năm

Từ 13/04, tăng lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD lên 3,0%/năm

Ngày 09/04/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Theo đó, tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác. Trong đó, phải đảm bảo lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức là 1,0%/năm và của cá nhân là 3,0%/năm...

Không được khuyến mại giảm giá cước viễn thông dưới khung

Không được khuyến mại giảm giá cước viễn thông dưới khung

Không được khuyến mại giảm giá cước viễn thông dưới khung

Ngày 06/04/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, trong đó Chính phủ đặc biệt chú trọng đến các quy định về khuyến mại dịch vụ viễn thông và hàng hóa viễn thông chuyên dùng. Cụ thể, doanh nghiệp viễn thông không được khuyến mại nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường viễn thông, bán phá giá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng; không được khuyến mại bằng việc giảm giá cước dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễn thông chuyên dùng xuống thấp hơn mức giá Nhà nước quy định...