Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định

Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã có Công văn 27258/CTBDU-TTHT ngày 14/10/2024 hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định.

Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau:

- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14:

+ Tại khoản 2 Điều 42 quy định:

Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

- Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn.

- Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:

+ Tại khoản 1 Điều 8 quy định về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế:

1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quàn lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

+ Tại khoản I Điều 9 quy định về tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng:

1. Tiêu chí khai thuế theo qúy

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.l) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu hán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo qúy. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tổ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Căn cứ Nghị định 35/2022/NĐ-CP, tại Điều 26 quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:

Điều 26. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

4....

c) Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC, tại khoản 2 Điều 13 quy định:

Điều 13. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1 %;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng:

- Căn cứ hướng dẫn tại Điều 79 và Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC).

- Căn cứ Công văn số 2312/TCT-CS ngày 08/6/2023 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về sử dụng hóa đơn.

- Căn cứ Nghị định 72/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.

Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý TSCĐ
Chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất thanh lý TSCĐ (Ảnh minh họa)

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất thực hiện thanh lý tài sản cố định theo hình thức bán vào nội địa thì tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản theo quy định tại Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP.

Công ty thực hiện thủ tục thanh lý theo quy định tại khoản 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Khi thanh lý TSCĐ vào nội địa, Công ty áp dụng thuế suất GTGT 10%, sử dụng hóa đơn bán hàng điện tử, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Công ty tra cứu phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định số 72/2024/NĐ-CP nêu trên để thực hiện việc xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định.

Công ty sử dụng tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để khai thuế GTGT theo từng lần phát sinh.

Công ty căn cứ hướng dẫn nêu trên, đối chiếu với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế tại đơn vị để thực hiện đúng quy định.

Xem chi tiết Công văn 27258/CTBDU-TTHT 

Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam và nhận thông báo hằng ngày.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục