Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn

(LuatVietnam) Khu vực sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tai nạn giao thông, tội phạm, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường vẫn còn gây nhiều bức xúc xã hội. Đời sống người lao động, người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp tập trung còn nhiều khó khăn.
Đây là đánh giá được nêu trong Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 27/06/2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 07/2011 đã diễn ra ngày 24/07/2011.
 
Cũng theo Nghị quyết này, đánh giá về kết quả đã đạt được trong 07 tháng đầu năm, Chính phủ tiếp tục nhận định, tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực; tốc độ tăng giá tiêu dùng được kiềm chế, thu ngân sách tăng khá, bội chi ngân sách nhà nước giảm; quan trọng nhất là trong điều kiện cắt giảm đầu tư công, nhưng đầu tư cho lĩnh vực xóa đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vẫn tiếp tục được chú trọng.
 
Bên cạnh đó, để phấn đấu đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ nay đến cuối năm và thời gian tiếp theo, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết trước đây của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
 
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, đặc biệt chú ý bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng ngân hàng; tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất dần theo diễn biến của mức giảm lạm phát.
 
Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, phối hợp hài hòa với việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; nghiêm túc thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, phấn đấu giảm bội chi ngân sách thấp hơn mức Quốc hội quyết định.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách chỉ đạo quyết liệt, tập trung nguồn lực bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng xuất khẩu nông sản, lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực trong nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá…
  • LuậtViệtnam 

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục