Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn

Chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt làm doanh nghiệp gặp khó khăn
(LuatVietnam) Khu vực sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn do tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ và kiềm chế lạm phát, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tai nạn giao thông, tội phạm, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường vẫn còn gây nhiều bức xúc xã hội. Đời sống người lao động, người có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp tập trung còn nhiều khó khăn.
Đây là đánh giá được nêu trong Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 27/06/2011 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 07/2011 đã diễn ra ngày 24/07/2011.
 
Cũng theo Nghị quyết này, đánh giá về kết quả đã đạt được trong 07 tháng đầu năm, Chính phủ tiếp tục nhận định, tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực; tốc độ tăng giá tiêu dùng được kiềm chế, thu ngân sách tăng khá, bội chi ngân sách nhà nước giảm; quan trọng nhất là trong điều kiện cắt giảm đầu tư công, nhưng đầu tư cho lĩnh vực xóa đói nghèo, bảo đảm an sinh xã hội vẫn tiếp tục được chú trọng.
 
Bên cạnh đó, để phấn đấu đạt được kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từ nay đến cuối năm và thời gian tiếp theo, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nhất quán, đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết trước đây của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
 
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, đặc biệt chú ý bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống tín dụng ngân hàng; tiếp tục sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ để giảm sức ép lạm phát, giảm lãi suất dần theo diễn biến của mức giảm lạm phát.
 
Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, phối hợp hài hòa với việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; nghiêm túc thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, phấn đấu giảm bội chi ngân sách thấp hơn mức Quốc hội quyết định.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách chỉ đạo quyết liệt, tập trung nguồn lực bảo đảm phát triển sản xuất nông nghiệp, tăng xuất khẩu nông sản, lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực trong nước chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, cung cấp đủ thực phẩm cho thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá…
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Đến 2020, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 trên quan điểm từng bước hình thành, phát triển thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hóa phương thức kinh doanh điện, Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia. Mục tiêu của Quy hoạch từ nay đến năm 2020 phải cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2015 khoảng 194 - 210 tỷ kWh...

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Phạt tới 40 triệu đối với vi phạm về giao thông đường thủy nội địa

Ngày 20/07/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Đối với các vi phạm quy định về bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa; Nghị định quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thủy nội địa, vùng nước cảng, bến thủy nội địa; buộc súc vật và báo hiệu đường thủy nội địa, mốc thủy chí, mốc đo đạc hoặc mốc giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ đường...

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí

Ngày 30/06/2011, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 gồm 6 chương, 38 điều quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2012. Theo Pháp lệnh, có 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đáng chú ý nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí (trừ vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ). Nghiêm cấm các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tối đa 3 nhà đầu tư chiến lược trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Ngày 18/07/2011, Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Đối tượng cố phần hóa là công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên (TNHH1TV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; công ty TNHH1TV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty TNHH1TV...