Chính sách tài chính đặc thù với Hà Nội

Chính sách tài chính đặc thù với Hà Nội

(LuatVietnam) Ngày 19/05/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2017/NĐ-CP quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; trong đó chỉ rõ, mức dư nợ vay của ngân sách Thành phố Hà Nội không được vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.

Cũng tại Nghị định, Chính phủ khẳng định, Nhà nước ưu tiên đầu tư về ngân sách và các nguồn tài chính khác nhằm phát triển kinh tế - xã hội để Thành phố thực hiện vai trò trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của khu vực và xả nước. Với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thyộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do Thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, UBND Thành phố phải lập dự toán kèm theo đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo trình Quốc hội quyết định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội cũng được vay lại vốn vay ngoài nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố và vay vốn đầu tư trong nước thông qua các hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017, được áp dụng từ năm ngân sách 2017.

·         LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 06/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 06/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 06/2017

(LuatVietnam) Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Tiết lộ thông tin cá nhân của trẻ từ 7 tuổi phải được trẻ đồng ý; Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Áp giá viện phí mới cho bệnh nhân không có bảo hiểm y tế; Không bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ PET; Cho phép tổ chức đào tạo từ xa theo tín chỉ… sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 06/2017.

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 5 năm/lần

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 5 năm/lần

Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục 5 năm/lần

Theo Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/05/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục là 05 năm; việc kiểm định được thực hiện theo các bước: Tự đánh giá; Đánh giá ngoài; Thẩm định kết quả đánh giá và Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục…