Hôm nay là ngày chính thức có hiệu lực pháp luật của 02 Thông tư liên quan đến công nghiệp sản xuất đường mía và thức ăn chăn nuôi.
1/ 25 loại hóa chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi
Đây là một trong những nội dung nổi bật nêu tại Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn về thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung nêu tại Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi như: Danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi; danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; ghi nhãn thức ăn chăn nuôi…
Trong đó đáng chú ý là danh mục 25 loại hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật bị cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được ban hành tại Phụ lục V kèm Thông tư này gồm: Carbuterol; Cimaterol; Clenbuterol; Chloramphenicol; Fenoterol; Carbadox; Olaquindox…
Xem thêm: Hướng dẫn ghi nhãn thức ăn chăn nuôi theo cách mới
2 chính sách mới có hiệu lực ngày 14/01/2020 (Ảnh minh họa)
2/ 29 cách nâng hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất đường mía
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía.
Theo đó, Điều 7 Thông tư nêu một số giải pháp cụ thể như quản lý, giải pháp về kỹ thuật công nghệ... Đặc biệt, khuyến khích các cơ sở sản xuất đường múa áp dụng các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất năng lượng như:
- Tận dụng nhiệt thải để sấy bã mía;
- Giảm độ ăn mòn của cánh tuarbin giúp tăng hiệu suất phát điện;
- Sử dụng nồi nấu liên tục nằm ngang;
- Thay thế Động cơ một chiều bằng động cơ xoay chiều…
Hai Thông tư này đều có hiệu lực từ ngày hôm nay, ngày 14/01/2020.
>> Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 01/2020
Nguyễn Hương