Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (05/11/2019)

Hôm nay là ngày chính thức có hiệu lực của rất nhiều chính sách thuộc các lĩnh vực của đời sống như hình sự, thuế, nông nghiệp…


5 hành vi bị coi là dâm ô trẻ em

Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết tại Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP.

Theo đó, điểm nổi bật của Nghị quyết là hướng dẫn về Dâm ô trẻ em với các hành vi cụ thể như:

- Dùng tay, chân, miệng, lưỡi vuốt ve, sờ, bóp bộ phận sinh dục, nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;

- Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể mình vuốt ve, sờ, bóp bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc người khác;

- Các hành vi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ như hôn vào miệng, cổ, tai, gáy của người dưới 16 tuổi…

Xem thêm


Chính sách mới có hiệu lực 05/11/2019 (Ảnh minh họa)

Cách xác định thời gian nộp hồ sơ thuế, nộp thuế điện tử

Đây là một trong những điểm nổi bật nêu tại Thông tư 66/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Theo đó, người nộp thuế được thực hiện các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần, gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết.

Đặc biệt: Thông tư này nêu rõ hơn về thời gian nộp hồ sơ thuế:

- Với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế điện tử;

- Với chứng từ nộp thuế điện tử: Là ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận chứng từ nộp thuế điện tử;

- Với hồ sơ hoàn thuế điện tử: Là ngày ghi trên Thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế điện tử…

Xem thêm: Mỗi doanh nghiệp sẽ có tới 11 tài khoản thuế điện tử

Hàng loạt văn bản quy phạm thuộc Bộ Công Thương được bãi bỏ

Thông tư 17/2019/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Theo đó, Thông tư này bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành thuộc nhiều lĩnh vực như:

- An toàn thực phẩm: Thông tư số 57/2015 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Xuất nhập khẩu: Thông tư liên tịch số 03/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng…


Bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm thuộc Bộ Công Thương (Ảnh minh họa)


Danh sách 31 loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm trong nông nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 10/2019 quy định về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó,Thông tư nêu rõ các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, cụ thể:

- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: Aldrin; Chlordimeform; Methyl Parathion…

- Thuốc trừ cỏ: Brochtox, Decamine, Veon… dạng bình xịt và dạng khác;

-  Thuốc trừ chuột: Hợp chất của Tali;

- Thuốc trừ bệnh: Hexachlorobenzene; Captafol…

Tất cả những văn bản này đều có hiệu lực từ ngày hôm nay, ngày 05/11/2019.

>> Nhiều chính sách mới có hiệu lực tháng 11/2019

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục