Chính sách mới về cán bộ, công chức có hiệu lực hôm nay

Hôm nay - ngày 10/12/2021, Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực thi hành.

1. Công chức không phải bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

So với quy định trước đây tại Nghị định 101 năm 2017, quy định mới đã bãi bỏ nội dung đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, tin học và ngoại ngữ.

Cụ thể, khoản 3 Điều 1 Nghị định này quy định nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

- Lý luận chính trị.

- Kiến thức quốc phòng và an ninh.

- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

- Kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Chính sách mới có hiệu lực 10/12/2021 (Ảnh minh họa)

2. Giảm thời gian bồi dưỡng cho công chức

Khoản 4 Điều 1 Nghị định 89 đã giảm thời thời gian hoàn thành chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức như sau:

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức:

+ Bồi dưỡng công chức chuyên viên: Tối đa 04 tuần.

+ Bồi dưỡng công chức chuyên viên chính: Tối đa 06 tuần.

+ Bồi dưỡng công chức chuyên viên cao cấp: Tối đa 08 tuần.

(Trước đây thời gian bồi dưỡng quy định chung cho chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp là từ 06 - 08 tuần)

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm:

+ Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cấp huyện, cấp sở: Tối đa 02 tuần (trước đây là tối thiểu 02 tuần, tối đa 04 tuần).

+ Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ: Tối đa 01 tuần.

+ Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh, chức vụ công chức cấp xã: Tối đa 01 tuần.

3. Không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng khi nâng ngạch

Trước đây, chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những điều kiện để công chức đăng ký dự thi nâng ngạch, xét bổ nhiệm vào ngạch.

Tuy nhiên, khoản 9 Điều 1 Nghị định 89/2021 đã bãi bỏ quy định này. Theo đó, công chức sẽ không cần chứng chỉ bồi dưỡng khi nâng ngạch nữa.

4. Thay đổi về hình thức bồi dưỡng công chức

Theo quy định mới, hình thức bồi dưỡng đã thay đổi đáng kể, không còn bồi dưỡng tập sự, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hằng năm mà thay vào đó là bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ công chức cấp xã.

Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Nghị định 89 quy định hình thức bồi dưỡng công chức bao gồm:

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

- Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Nếu còn thắc mắc khác liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Chính sách mới về công chức, viên chức có hiệu lực tháng 12

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục