Ngày 10/01/2021 là ngày chính thức có hiệu lực của Nghị định hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy và Thông tư của Bộ Tài chính bãi bỏ văn bản thuộc lĩnh vực thuế.
1/ Ô tô dưới 9 chỗ không còn phải lắp bình chữa cháy
Đây là nội dung được Chính phủ ban hành tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, khoản 1 Điều 8 Nghị định 136 nêu rõ:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Tuy nhiên, cũng tại quy định này, xe trên 09 chỗ ngồi phải có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy…
Từ quy định trên, có thể thấy, xe từ 04 chỗ trở lên đến 09 chỗ thì không cần phải có bình chữa cháy như quy định trước đây tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
Chính sách mới có hiệu lực 10/01/2021 (Ảnh minh họa)
2/ Bộ Tài chính bãi bỏ hàng loạt văn bản lĩnh vực thuế
Ngày 26/11/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 103/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, quản lý tài sản công và quản lý nợ công.
Theo đó, toàn bộ 21 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế bị bãi bỏ, có thể liệt kê gồm:
Thông tư số 109/1998/TT-BTC ngày 31/7/1998 sửa đổi, bổ sung quy định về giảm thuế tiêu thụ đặc biệt;
Thông tư số 100/1999/TT-BTC ngày 19/8/1999 hướng dẫn kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đại lý xổ số kiến thiết và việc sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hoạt động kinh doanh xổ số kiến thiết
Thông tư số 86/2001/TT-BTC ngày 29/10/2001 hướng dẫn hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với thuốc lá điếu xuất khẩu;
Thông tư số 77/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 hướng dẫn thi hành một số biện pháp xử lý nợ đọng thuế…
Những chính sách này có hiệu lực từ ngày 10/01/2021.
Đây là nội dung được đề cập đến tại Quy định 285-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên.
Đây là yêu cầu nêu tại Công văn 14617-CV/VPTW về kết luận phiên họp Bộ Chính trị, Ban bí thư ngày 25/4/2025 về tình hình, tiến độ thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
08 dự án Luật vào Chương trình lập pháp 2025 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 được nêu tại Nghị quyết 77/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị định 34/2016 hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) mới đây đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP cho phù hợp với Luật sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2020.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Từ ngày 01/02/2021, Nghị định 145/2020 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động sẽ có hiệu lực thi hành.