Ngày 08/01/2021 là ngày chính thức có hiệu lực của Thông tư về kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, tại Thông tư số 102/2020/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định kinh phí này do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, yêu cầu công việc và khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để phục vụ công tác bầu cử tại địa phương.
Chính sách mới có hiệu lực 08/01/2021 (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, tại Trung ương, Thông tư này quy định mức chi bồi dưỡng các cuộc họp như sau:
Đơn vị: đồng/người/buổi
STT | Nội dung chi | Mức chi |
1 | Cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia và của các Tiểu ban, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | |
1.1 | Chủ trì cuộc họp | 200.000 |
1.2 | Thành viên tham dự | 100.000 |
1.3 | Các đối tượng phục vụ | 50.000 |
2 | Các cuộc họp khác liên quan đến công tác bầu cử | |
2.1 | Chủ trì cuộc họp | 150.000 |
2.2 | Thành viên tham dự | 80.000 |
2.3 | Các đối tượng phục vụ | 50.000 |
3 | Họp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia, các Tiểu ban của Hội đồng bầu cử quốc gia, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | |
3.1 | Trưởng đoàn giám sát | 200.000 |
3.2 | Thành viên chính thức của đoàn giám sát | 100.000 |
3.3 | Phục vụ trực tiếp đoàn giám sát | 80.000 |
3.4 | Phục vụ gián tiếp đoàn giám sát (Lái xe, bảo vệ lãnh đạo) | 50.000 |
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/01/2021.