Chính sách mới có hiệu lực hôm nay (01/4/2023)

Chính sách mới có hiệu lực 01/4/2023 bao gồm các quy định về chế độ bệnh nghề nghiệp, chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, bảo lãnh ngân hàng.

1. Covid-19 là bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

Thông tư 02/2023/TT-BYT đã bổ sung Covid-19 vào danh sách bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Người lao động làm nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với vi rút SARS-CoV-2 bao gồm:

- Người làm tại cơ sở y tế.

- Người làm trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu có chứa vi rút SARS-CoV-2.

- Người làm công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm vi rút SARS-CoV-2.

2. Chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Theo Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH, phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc/thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: Phương tiện bảo vệ đầu, bảo vệ mắt, mặt, bảo vệ thính giác, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân thể...

Chính sách mới có hiệu lực 01/4/2023 (Ảnh minh họa)

3. Sửa đổi Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

Thông tư 03/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 22/2016/TT-BCT về thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN như sau:

- Thay thế Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 22 bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

- Thay thế Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 22 bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

- Thay thế Phụ lục IV - Danh mục mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 22 bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

4 Quy định mới về bảo lãnh ngân hàng

Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng khi khách hàng đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

  • Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;

  • Nghĩa vụ được bảo lãnh hợp pháp;

  • Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp bảo lãnh đánh giá khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

​Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192  để được tư vấn, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục