Chính phủ sẽ giải trình trước Quốc hội vì sao chậm lương

Chính phủ sẽ giải trình trước Quốc hội vì sao chậm lươngChủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Ngọc Thanh cho biết như vậy tại cuộc họp báo ngày 27/4, giới thiệu nội dung kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI (sẽ khai mạc vào ngày 5/5 tới).

Chính phủ sẽ báo cáo kết quả chống tham nhũng

Nguyện vọng của cử tri, đại biểu Quốc hội muốn Chính phủ báo cáo kết quả chống tham nhũng trước Quốc hội đã được Thường vụ Quốc hội chuyển đến Chính phủ. ''Kết quả là sáng nay, tôi đã nhận được báo cáo của Chính phủ tổng kết tương đối đầy đủ về thực hiện Pháp lệnh chống tham nhũng'', ông Thanh cho biết.

Mặc dù không có trong chương trình kỳ họp thứ 7 trong tài liệu công bố cho báo chí và trước đó Chính phủ đề nghị hoãn nhưng ông Bùi Ngọc Thanh quả quyết rằng, Quốc hội quyết tâm đưa dự án Luật phòng chống tham nhũng ra lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

''Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 4 sẽ cho ý kiến về dự án Luật phòng chống tham nhũng, sau đó chuyển Uỷ ban Pháp luật thẩm tra. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ làm ngoài giờ hoàn thiện dự án, trình Quốc hội vào cuối tháng 5'', ông Bùi Ngọc Thanh nói rõ.

Cử tri, đại biểu Quốc hội cũng muốn Chính phủ báo cáo trước Quốc hội vì sao chậm thực hiện cải cách tiền lương. Theo ông Thanh, Thường vụ Quốc hội đã đề nghị và nội dung này sẽ chiếm một phần trong báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2005 của Chính phủ.

Trả lời chất vấn: Gửi ''bài tập'' cho bộ trưởng chuẩn bị

VietNamNet đặt câu hỏi với ông Bùi Ngọc Thanh: Trưởng ban Dân nguyện Lê Quang Bình tại phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thực hiện lời hứa khi trả lời chất vấn của các bộ trưởng.là chung chung, một số không trả lời, thậm chí đùn đẩy, vậy làm gì khắc phục? Ông Bùi Ngọc Thanh trả lời: ''Kỳ họp tới chúng tôi sẽ áp dụng một số cải tiến việc trả lời chất vấn. Các bộ trưởng sẽ được gửi ''bài tập'' đến để họ chuẩn bị. Ra Quốc hội họ phải tập trung trả lời chất vấn, trực tiếp vào vấn đề đại biểu nêu''.

Thời gian chất vấn của kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong vòng 4 ngày (từ 7/6 đến 10/6), trong đó có 2 chuyên đề giám sát: Dự án lọc dầu Dung Quất và tình hình khám chữa bệnh cho nhân dân.

Để phục vụ đàm phán sớm gia nhập WTO, chương trình làm luật kỳ họp thứ 7 khá nặng với 11 dự án luật được xem xét thông qua và 12 dự án luật lấy ý kiến. Một số dự án luật, theo ông Thanh, như Luật Du lịch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi), nếu thấy đủ điều kiện sẽ thông qua ngay tại một kỳ họp. Các luật Doanh nghiệp, Đầu tư chung, sửa đổi Luật Khiếu nại tố cáo sẽ được đưa ra lấy ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

Cũng để phục vụ gia nhập WTO, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm nay sẽ làm thêm 2 pháp lệnh về quản lý ngoại hối và tiêu chuẩn hoá.

Theo ông Bùi Ngọc Thanh, quy chế đối với báo chí tham gia kỳ họp không có gì thay đổi. Nhưng ông cho biết, sẽ bổ sung thêm số máy tính có truy cập Internet để phóng viên truyền tin nhanh chóng hơn, tổ chức thêm các phòng phỏng vấn.

(Văn Tiến - VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Công bố pháp lệnh cảnh vệ

Công bố pháp lệnh cảnh vệ

Công bố pháp lệnh cảnh vệ

Sáng qua 26/4, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo về Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh cảnh vệ. Pháp lệnh cảnh vệ gồm 4 chương với 21 điều quy định về đối tượng cảnh vệ, biện pháp và chế độ cảnh vệ, lực lượng cảnh vệ, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong công tác cảnh vệ.

Xử lý các trường hợp bán nhà không đúng quy định

Xử lý các trường hợp bán nhà không đúng quy định

Xử lý các trường hợp bán nhà không đúng quy định

Trước thực trạng thiếu thống nhất trong việc áp dụng chính sách giá trong công tác quản lý giá nhà, giá đất tại các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội vừa ra văn bản số 1466/UB-NNĐC gửi các sở, ban, ngành liên quan nhằm chấn chỉnh công tác quản lý bán nhà trên địa bàn thành phố...

Về các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước

Về các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước

Về các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu ngân sách nhà nước

Chỉ thị số 15/2005/CT-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 15/4. Trong Chỉ thị có nêu, thu ngân sách nhà nước các năm qua đã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ động viên thuế và phí đạt bình quân khoảng 21% GDP, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Tuy nhiên, tình trạng thất thu thuế, phí, lệ phí... còn lớn, nhất là đối với khu vực doanh nghiệp dân doanh và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.