Chính phủ chủ trương phát triển ngành công nghệ thông tin

Chính phủ chủ trương phát triển ngành công nghệ thông tin
(LuatVietnam) Ngày 22 tháng 09 năm 2010, Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 1755/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nước; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh.

Trong quá trình thực hiện đề án đến năm 2020, tỷ trọng công nghệ thông tin và truyền thông đóng góp vào GDP của Việt Nam đạt từ 8-10%. Trong đó, 80% sinh viên công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 70%. Công nghiệp phần mềm và dịch vụ gia công của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, phấn đấu Việt Nam nằm trong số 10 nước dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số; đồng thời sẽ phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư.
 
Để thực hiện tốt đề án, Quyết định đã nêu đưa ra 6 nhiệm vụ và 6 giải pháp thực hiện, trong đó có các giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tích cực xã hội hóa đầu tư cho công nghệ thông tin và truyền thông; đầu tư đột phá có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng hoàn thiện thể chế và khuyến khích đầu tư vào phát triển ngành công nghệ này…
 
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thông tư 13 đã được sửa đổi chỉ sau 3 ngày

Thông tư 13 đã được sửa đổi chỉ sau 3 ngày

Thông tư 13 đã được sửa đổi chỉ sau 3 ngày

Chỉ 3 ngày sau khi có ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 6799/VPCP-KTTH ngày 24/9/2010 yêu cầu sửa đổi, bổ sung một số quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước đã ra Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 (Thông tư 13). Tại điểm đ khoản 2 Điều 1 về các tỷ lệ an toàn đã được thay cụm từ...

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Các trường hợp trả hồ sơ về điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

Để thi hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (sau đây viết tắt là BLTTHS) về trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTHS về trả hồ sơ về điều tra bổ sung. Trong đó: “Chứng cứ quan trọng đối với vụ án” dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật...

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Vi phạm về sở hữu công nghiệp bị xử phạt tối đa đến 500 triệu đồng

Ngày 21/9/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN). Hình thức phạt tiền được áp dụng theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này, mức phạt tối đa là 500 triệu đồng. Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại điều khoản tương ứng của Nghị định này. …

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Quy định mới của Chính phủ về di sản văn hóa

Ngày 21/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di dản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa. Theo đó, di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. Di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khi có đủ các điều kiện như: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của cong người, được kế tục qua nhiều thế hệ; Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài...