Theo đó, trong giai đoạn điều tra, khi có nghi ngờ người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Nếu Hội đồng giám định pháp y tâm thần kết luận người đó mắc bệnh tâm thần hoặc 01 bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì cơ quan điều tra đang thụ lý giải quyết vụ án gửi đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện Kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang thi hành án tại Trại giam, Trại tam giam, Nhà tạm giữ mà có nghi ngờ họ bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì người có thẩm quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi có Trại giam, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ người bị kết án tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với họ và quyết định việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Cũng theo Nghị định này, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần được Viện Kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh phải thông báo ngay cho thân nhân hoặc chính quyền địa phương nơi người bị bắt buộc chữa bệnh đăng ký thường trú hoặc tạm trú biết.
Khi người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, Thủ trưởng cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần thông báo cho cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để yêu cầu Hội đồng giám định pháp y tâm thần giám định về tình trạng bệnh của người đó, căn cứ vào kết quả giám định, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2011.
- LuậtViệtnam