Cụ thể, Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), giao Bộ Tư pháp tiếp tục chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật về một số nội dung cụ thể như:
- Quy định niên hạn sử dụng chung cư gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị và chính sách nhà ở, mua, thuê, thuê mua;- Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức để phù hợp với nhu cầu phát triển Thủ đô;
- Quy định rõ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
- Chính phủ phát hành trái phiếu cho Hà Nội để huy động nguồn lực thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của Thủ đô; Hà Nội có trách nhiệm trả lãi và nợ gốc;
- Cơ chế pháp lý để thực hiện việc di dời các công trình, trường học, trụ sở cơ quan; xây dựng, quản lý khu công nghệ cao, làng văn hóa…
Quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa Trung ương và chính quyền của Hà Nội, giữa các cấp chính quyền của Hà Nội.
Cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong dự thảo Luật phải vừa có tính tổng thể, vừa có trọng tâm, trọng điểm để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trải.
Đồng thời phải có chính sách, cơ chế thu hút các nguồn lực xã hội phục vụ đầu tư phát triển hạ tầng gắn với phát triển các dịch vụ; cơ chế, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, sử dụng nhân tài cho Thủ đô.Xem chi tiết Nghị quyết 135/NQ-CP.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.