Hướng dẫn thanh toán chi phí KCB BHYT liên quan đến Covid-19

Ngày 17/4/2020, Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2146/BYT-BH về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Đối với chi phí khám chữa bệnh của người đang bị cách ly y tế tập trung do Covid-19 phải khám chữa bệnh tại cơ sở y tế:

- Ngân sách Nhà nước chi trả:

+ Chi phí khám chữa bệnh do Covid-19, bao gồm: Tiền khám bệnh, tiền giường, dịch vụ kỹ thuật, thuốc, máu, dịch truyền….theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

+ Phần cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT;

+ Chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT;

+ Chi phí thực hiện cách ly y tế.

- Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến, trừ chi phí do ngân sách Nhà nước chi trả.


Hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT liên quan đến Covid-19

Đối với chi phí khám chữa bệnh khi cơ sở khám chữa bệnh phải cách ly y tế:

- Chi phí khám chữa bệnh trước ngày cơ sở khám chữa bệnh phải cách ly y tế do quỹ BHYT và người có thẻ BHYT thanh toán theo quy định hiện hành về BHYT.

- Chi phí khám chữa bệnh từ ngày cơ sở khám chữa bệnh phải cách ly y tế thực hiện thanh toán như sau:

+ Ngân sách Nhà nước chi trả: Chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh do Covid-19 (nếu có); Phần cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT đối với các bệnh khác của người có thẻ BHYT; Chi phí khám chữa bệnh ngoài phạm vi chi trả của quỹ BHYT; Chi phí thực hiện cách ly y tế.

+ Quỹ BHYT thanh toán phần chi phí khám chữa bệnh các bệnh khác trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến cho đến ngày khỏi bệnh được tổng kết bệnh án ra viện, trừ chi phí do ngân sách Nhà nước chi trả.

Về việc cấp thuốc

- Đối với người bệnh đã được cơ sở khám chữa bệnh kê đơn, cấp thuốc (thuốc chống thải ghép, thuốc điều trị ung thư ...), điều trị và đã cấp Giấy hẹn khám lại nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến hoặc không được đến khám, đồng thời các cơ sở khám chữa bệnh khác không có các thuốc này thì:

Cơ sở khám chữa bệnh đã cấp Giấy hẹn khám lại hướng dẫn điều trị và chuyển thuốc hoặc phối hợp với Công ty dược để chuyển thuốc về cơ sở khám chữa bệnh nơi người bệnh đang cách ly y tế hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác để cấp thuốc phù hợp với điều kiện dịch bệnh.

Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại đến cơ sở khám chữa bệnh khác để được kê đơn, cấp thuốc, điều trị.

- Đối với người bệnh đã được cơ sở khám chữa bệnh kê đơn, cấp thuốc (thuốc điều trị huyết áp, đái tháo đường ….), điều trị và có hẹn người bệnh khám lại, điều trị nhưng do dịch bệnh, người bệnh không đến khám lại được, nhưng các cơ sở khác đủ điều kiện kê đơn và có thuốc để cấp thuốc, điều trị cho người bệnh thì:

Cơ sở khám chữa bệnh đã cấp Giấy hẹn khám lại hướng dẫn người bệnh lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để cấp thuốc, điều trị cho người bệnh.

Người bệnh được sử dụng Giấy hẹn khám lại đến cơ sở khám chữa bệnh khác để được kê đơn, cấp thuốc, điều trị.

- Bác sỹ, y sĩ kê đơn thuốc căn cứ vào tình trạng người bệnh để có thể kê số lượng thuốc sử dụng trong đơn cho người bệnh là người cao tuổi, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày tối đa không quá 03 tháng.

Tình Nguyễn
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục