Chỉ điều chỉnh cộng phí bản quyền hàng nhập khẩu đã được thể hiện trong hợp đồng

Chỉ điều chỉnh cộng phí bản quyền hàng nhập khẩu đã được thể hiện trong hợp đồng
(LuatVietnam)  Ngày 26/02/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định giá trị hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó đáng chú ý là quy định bổ sung về điều kiện điều chỉnh cộng đối với phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.

Theo đó, từ ngày 12/04/2014, việc điều chỉnh cộng phí bản quyền, phí giấy phép chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau: Người mua phải trả phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế; phí bản quyền, phí giấy phép do người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa đang được xác định trị giá tính thuế thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và các loại phí này chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định chi tiết tiêu chí xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo. Cụ thể như: Hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu cao; có tần suất vi phạm cao về trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu; hàng hóa có rủi ro khai không đúng trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế xuất khẩu hoặc khai tăng trị giá xuất khẩu để hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/04/2014.

  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục