Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường

Chi 50 triệu cho người bán tin vi phạm về bảo vệ môi trường
(LuatVietnam) Ngày 08/12/2010, Liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch số 197/2010/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo đó, cơ quan chủ trì tiến hành kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được sử dụng 70% tổng số tiền thu phạt VPHC nộp vào tài khoản tạm giữ để chi cho công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính, công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Số tiền còn lại nộp vào ngân sách Trung ương (hoặc địa phương) căn cứ vào cơ quan ra quyết định xử phạt.

Phần kinh phí để lại cho các cơ quan, tổ chức chủ trì kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được coi là 100% và dành từ 40- 60% phần kinh phí đó để chi cho các nội dung như:

Chi mua tin: mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền phạt và tối đa không quá 50 triệu đồng. Việc thanh toán chi phí mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán khoản chi mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cấp tin, của thủ quỹ, kế toán và thủ trưởng đơn vị trực tiếp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp xử lý VPHC phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc.

Chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm và chi khác phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý VPHC trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chi hỗ trợ cước điện thoại di động cho cá nhân đi công tác ngoài hiện trường tối đa là 200.000 đ/người/tháng.

Chi sửa chữa trang thiết bị, phương tiện, xăng dầu; chi thuê phương tiện, chi bổ sung hóa chất, nguyên vật liệu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chi bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp tham gia cưỡng chế và những người được cấp có thẩm quyền điều động trực tiếp tham gia cưỡng chế những công trình, dự án vi phạm pháp luật về môi trường…

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/01/2011.
  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

4 trường hợp xác định thiệt hại đối với môi trường

Theo Nghị định số 113/2010/NĐ-CP  ngày 03/12/2010 việc xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm: thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đổi với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong 4 trường hợp: Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc ở mức đặc biệt nghiêm trọng; Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng hoặc mức đặc biệt nghiêm trọng...

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Điều này được quy định tại Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng. Theo đó, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế; nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và ban giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì công trình trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng...

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Quy định này được nêu rõ tại Luật Viên chức số 58/2010/QH12 do Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 29/11/2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập...

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50 đến 70 triệu đồng. Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70 đến dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 30 đến 35 triệu đồng; mức phạt tiền tăng gấp 2 lần (tức là từ 60-70 triệu đồng) đối với trường hợp hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công...