Chênh lệch tỷ giá được phân bổ tối đa 05 năm

Chênh lệch tỷ giá được phân bổ tối đa 05 năm Chênh lệch tỷ giá được phân bổ tối đa 05 năm(LuatVietnam) Quy định này vừa được Bộ Tài chính hướng dẫn tại Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp. Thông tư này áp dụng cho doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật (không áp dụng đối với các doanh nghiệp chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ) theo nguyên tắc: toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (của doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) được hạch toán ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
Thông tư hướng dẫn, trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh cụ thể: trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động; trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm kể từ khi công trình đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong năm tài chính.
Đối với chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do việc đánh giá lại số dư cuối năm của các khoản nợ dài hạn (trên 1 năm) có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính thì được xử lý như sau: đối với các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, nếu chênh lệch tăng được hạch toán vào thu nhập tài chính trong năm, nếu chênh lệch giảm được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm; đối với khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải đánh giá lại số dư cuối năm của các loại ngoại tệ, sau khi bù trừ, nếu chênh lệch tăng được hạch toán vào chi phí tài chính trong năm và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu chênh lệch giảm thì được hạch toán vào thu nhập tài chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá trong doanh nghiệp nhà nước và Thông tư số 38/2001/TT-BTC ngà 05/6/2001 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 44/TC-TCDN ngày 8/7/1997.
  • LuậtViệtnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bổ sung hạn ngạch nhập khẩu đường thêm 10 ngàn tấn

Bổ sung hạn ngạch nhập khẩu đường thêm 10 ngàn tấn

Bổ sung hạn ngạch nhập khẩu đường thêm 10 ngàn tấn

Ngày 15/10/2009, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 29/2009/TT-BCT bổ sung lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2009 (lần thứ hai trong năm 2009) theo Thông tư số 16/2008/TT-BCT ngày 09/12/2008 của Bộ Công thương hướng dẫn việc nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2009.

Chủ đầu tư được lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Chủ đầu tư được lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Chủ đầu tư được lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân

Quy định này được nêu tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Theo Nghị định này, căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, có thể thực hiện việc sơ tuyển nhà thầu nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân nếu xét thấy tư vấn cá nhân có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi.

Sau 10 ngày mới được tăng tiếp giá bán lẻ xăng dầu

Sau 10 ngày mới được tăng tiếp giá bán lẻ xăng dầu

Sau 10 ngày mới được tăng tiếp giá bán lẻ xăng dầu

Theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn và có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá. Việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc:

Hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Hướng dẫn về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan

Theo  hướng dẫn tại Thông tư số 193/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính, vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan là trường hợp cá nhân, tổ chức trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng đã qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm. Một hành vi vi phạm do cùng một cá nhân, tổ chức thực hiện, ở cùng một thời điểm trên nhiều tờ khai, hợp đồng thì chỉ xử phạt một lần, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực”. Cá nhân, tổ chức đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà từ chối nhận hàng thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm do mình thực hiện.