Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước
(LuatVietnam) Ngày 14/9/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (công ty). Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên (đối với công ty tổ chức theo mô hình hội đồng thành viên) hoặc chủ tịch công ty chuyên trách, chủ tịch công ty không chuyên trách (đối với công ty tổ chức theo mô hình chủ tịch công ty), kiểm soát viên chuyên trách, kiểm soát viên không chuyên trách; tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).
Theo Thông tư này, công ty tiếp tục áp dụng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện để xếp lương đối với người lao động cho đến khi Chính phủ có quy định mới. Khuyến khích công ty sử dụng những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, người giỏi, người có tài năng và có chế độ xếp lương thỏa đáng đối với số lao động này. Công ty được lựa chọn mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ để tính đơn giá tiền lương, nhưng phải bảo đảm đủ các điều kiện: nộp ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện; mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân; phải có lợi nhuận và lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ một số trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh; đổi mới công nghệ; mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu tư mới).
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ Thông tư số 15/2007/TT-BLĐTBXH ngày 31/8/2007. Các chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 05/5/2010.
 
  • LuậtViệtnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Kể từ ngày 01/10/2010, các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11/9/2010 của Bộ Công thương. Đối với những lô hàng phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh tạm nhập để tái xuất hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam có vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải trước ngày 15/9/2010 và về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 01/10/2010, thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập để tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam tại cơ quan hải quan, không phải xin phép Bộ Công Thương...

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Cơ chế quản lý sản xuất, kinh doanh dược và mỹ phẩm

Ngày 07/9/2010 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BYT hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về dược và mỹ phẩm. Theo đó việc kiểm tra các cơ sản sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm phải được thực hiện hàng năm. Nội dung kiểm tra bao gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (kinh doanh) thuốc, mỹ phẩm; việc thực hiện các quy định về nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc – GPP” (hoặc việc thực hiện các quy định về quản lý mỹ phẩm);…