Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viênNgày 26/9/2005, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên và Công chứng viên.

 

Theo đó, đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại Quyết định này bao gồm: Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây gọi là Chấp hành viên cấp tỉnh), Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chấp hành viên cấp huyện) và Công chứng viên. Chế độ phụ cấp  trách nhiệm theo nghề quy định tại Quyết định này không áp dụng đối với Chấp hành viên Thi hành án trong cơ quan thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

 

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên được quy định như sau: Mức 25% áp dụng với Chấp hành viên tỉnh; mức 30% áp dụng với Chấp hành viên huyện.

 

Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề được tính trên mức lương quy định mức 15% áp dụng đối với Công chứng viên.

 

Các mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

 

Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tư pháp theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

 

Còn nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Công chứng viên được bố trí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

 

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 76/2001/QĐ-TTg ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

 

(Theo Hà Nội Mới)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Thông qua Pháp lệnh cựu chiến binh

Cựu chiến binh (không thuộc đối tượng người có công) được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, rừng, mặt nước để sản xuất kinh doanh, thuộc diện nghèo được ưu tiên vay vốn, cấp bảo hiểm y tế... Đây là một số quyền lợi của cựu chiến binh trong Pháp lệnh cựu chiến binh được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 27/9. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 1/1/2006.

Chỉ cấp một Giấy chứng nhận cho cả nhà ở và đất ở

Chỉ cấp một Giấy chứng nhận cho cả nhà ở và đất ở

Chỉ cấp một Giấy chứng nhận cho cả nhà ở và đất ở

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã khẳng định tinh thần chung là sẽ chỉ có 1 Giấy chứng nhận cho cả nhà ở và đất ở, do một cơ quan thống nhất cấp và quản lý khi UBTVQH bàn về nội dung được quan tâm nhất của dự án Luật Nhà ở - quy định người dân phải đăng ký GCN quyền sở hữu nhà ở - trong phiên họp ngày 27/9.

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định hành vi trốn thuế và mức xử lý

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định hành vi trốn thuế và mức xử lý

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định hành vi trốn thuế và mức xử lý

Bộ Tài chính mới có hướng dẫn xác định thế nào là doanh nghiệp có hành vi trốn thuế và thủ tục xử phạt chậm nộp tiền thuế. Theo đó, thủ tục xử phạt vi phạm đối với hành vi này là cơ quan thuế xác định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp và tỷ lệ phạt nộp chậm để thông báo cho đối tượng nộp thuế thực hiện, không phải lập biên bản hành chính.