Trong đó, tại Điều 33 Nghị định đưa ra các chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cấp xã, cụ thể:
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN) trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập:
+ Đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập: Mức trợ cấp theo ngày được huy động không thấp hơn 59.600 đồng;
+ Đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai: Mức trợ cấp ngày công lao động không thấp hơn 119.200 đồng/người/ngày;
Nếu huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp nêu trên;
Ngoài ra, các lực lượng này còn được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do UBND tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 57.000 đồng.
Theo đó, cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.
- Người được hưởng lương từ NSNN trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập:
+ Được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe;
+ Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định.
Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
- Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/8/2021.
Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.