Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ

Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ
(LuatVietnam) Ngày 02/8/2010 Bộ Quốc Phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ.

Thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp của tháng đó. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục 5 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% cho đến khi thôi giữ chức vụ đó.

Dân quân được trợ cấp ngày công lao động từ ngày 01/7/2010 theo quy định của pháp luật về lao động. Đối với dân quân thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ, áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 17/3/1999 và Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 12/9/2006. Dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ hoặc tai nạn rủi ro thì được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp áp dụng theo bảng tính quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này được thực hiện kể từ 01/7/2010. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20/4/2005.

  • LuậtViệtnam 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Dưới 3 tỷ không yêu cầu lập dự án đầu tư

Ngày 08/09/2010, Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Thông tư 21/2010/TT-BTTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng không yêu cầu phải lập dự án. Theo đó, trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có (bao gồm cả việc đầu tư mới các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thuộc hệ thống đã có) sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức vốn dưới 03 tỷ đồng, bao gồm: Phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; mua sắm, nâng cấp, lắp đặt, cài đặt thiết bị công nghệ thông tin (phần mạng, phần cứng, phần mềm thương mại) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có tổng giá trị trên 100 triệu đồng...

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Chế độ tiền lương trong công ty TNHH một thành viên Nhà nước

Ngày 14/9/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (công ty). Đối tượng áp dụng Thông tư này bao gồm: người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; thành viên chuyên trách, thành viên không chuyên trách hội đồng thành viên (đối với công ty tổ chức theo mô hình hội đồng thành viên) hoặc chủ tịch công ty chuyên trách...

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu phủ tạng gia súc, gia cầm

Kể từ ngày 01/10/2010, các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 33/2010/TT-BCT ngày 11/9/2010 của Bộ Công thương. Đối với những lô hàng phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh tạm nhập để tái xuất hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam có vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải trước ngày 15/9/2010 và về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 01/10/2010, thương nhân được thực hiện thủ tục tạm nhập để tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam tại cơ quan hải quan, không phải xin phép Bộ Công Thương...