Chế độ cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động

Ngày 30/11/2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.

Theo Điều 3, phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết phải được trang cấp cho người lao động để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: Phương tiện bảo vệ đầu; Phương tiện bảo vệ thính giác; Phương tiện bảo vệ mắt, mặt; Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp; Phương tiện bảo vệ thân thể; Phương tiện bảo vệ tay; Phương tiện bảo vệ chân; Phương tiện chống ngã cao...

Phương tiện bảo vệ cá nhân trang cấp cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong môi trường lao động, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

Chế độ cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động (Ảnh minh họa)

Điều 4 quy định điều kiện được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân là lao động làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây:

- Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

- Tiếp xúc với bụi và hoá chất độc hại.

- Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại: Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; Phân, nước thải, rác, cống rãnh; Các yếu tố sinh học độc hại khác.

Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/04/2023.

Nếu cần hỗ trợ về các vấn đề khác, bạn đọc có thể liên hệ ngay đến LuatVietnam theo số 1900.6192 để được tư vấn.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục