Chấn chỉnh công tác quản lý tàu, thuyền đi biển

Chấn chỉnh công tác quản lý tàu, thuyền đi biểnNgày 1/2, Thủ tướng Phan Văn Khải ký Công điện số 141/TTg-CN gửi các bộ: Giao thông vận tải, Thủy sản, Quốc phòng, Công an, Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Tư pháp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về chấn chỉnh công tác quản lý tàu, thuyền đi biển. Toàn văn như sau:

Gần đây, một số tàu thuyền đánh cá, phương tiện thủy hoạt động trên biển nhưng không tuân thủ đầy đủ các quy định như: chưa đăng ký, chưa trang bị đủ thiết bị kỹ thuật để bảo đảm an toàn khi hoạt động trên biển, v.v... nên đã xảy ra nhiều thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và của Nhà nước. Nhằm ngăn chặn không để xảy ra những vụ việc tương tự và chấn chỉnh công tác quản lý tàu thuyền đi biển, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các việc sau:

1- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có tàu thuyền, phương tiện thủy hoạt động trên biển thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đăng ký, đăng kiểm các loại tàu thuyền, phương tiện thủy hoạt động trên các vùng biển Việt Nam.

2- Các lực lượng thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Thủy sản, Giao thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát kiên quyết không cho các loại tàu thuyền, phương tiện ra biển hoạt động nếu không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

3- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan... để các tổ chức, cá nhân (có tàu thuyền, phương tiện thủy hoạt động trên biển) hiểu rõ phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, các vùng nước liên quan tới các Hiệp định hợp tác về biển với các nước chung quanh, nhằm hoạt động đúng quy định và kết hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

4- Ngay trong tháng 2-2005, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thủy sản phối hợp các địa phương liên quan (nhất là các tỉnh duyên hải) tổ chức đoàn kiểm tra, chấn chỉnh việc đăng ký, đăng kiểm và kiểm soát các loại tàu thuyền, phương tiện thủy ra biển hoạt động, trong đó lưu ý không được gây phiền hà, nhũng nhiễu, nhưng phải chặt chẽ, đúng pháp luật nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi hoạt động trên biển.

 

(Theo Hà Nội Mới)

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn cơ chế thanh lý thiết bị tại các doanh nghiệp FDI

Hướng dẫn cơ chế thanh lý thiết bị tại các doanh nghiệp FDI

Hướng dẫn cơ chế thanh lý thiết bị tại các doanh nghiệp FDI

Bộ Thương mại vừa có hướng dẫn cơ chế thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên vật liệu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn 4 hình thức thanh lý là nhượng bán, xuất khẩu, cho biếu tặng và tiêu huỷ trên cơ sở xin phép Bộ Thương mại hoặc cơ quan được uỷ quyền.

Quy chế đô thị mới: Rạch ròi giữa kinh doanh và chính sách

Quy chế đô thị mới: Rạch ròi giữa kinh doanh và chính sách

Quy chế đô thị mới: Rạch ròi giữa kinh doanh và chính sách

Buổi thảo luận sáng nay của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị định Quy chế khu đô thị mới trở nên sôi nổi, khi Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, ông Hồ Đức Việt, nêu vấn đề nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp trong khu đô thị mới.