Chậm thủ tục hành chính, người dân được khởi kiện?

Chậm thủ tục hành chính, người dân được khởi kiện?Ngày 28/6, dự thảo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi) đã được TAND tối cáo trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến. Hàng loạt vấn đề gắn với yêu cầu cải cách tư pháp, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân đã được đặt ra.

 

Nên quy định về khiếu kiện hành vi hành chính "bất hành động"

 

Một vấn đề được cơ quan soạn thảo và các thành viên UBTVQH tập trung thảo luận nhiều là các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.

 

Theo ngôn ngữ chuyên ngành, hành vi hành chính gồm có hành động (thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc vượt quá thẩm quyền) và bất hành động (không thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình). Theo Phó Chánh án TAND tối cao Đặng Quang Phương, trong thực tiễn giải quyết vụ án hành chính của toà án, chưa có vụ án hành chính nào về khiếu kiện hành vi hành chính "bất hành động".

 

Tuy nhiên, theo ông Phương, đa số ý kiến trong Ban soạn thảo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sửa đổi) đều cho rằng cần quy định khiếu kiện đối với hành vi hành chính "bất hành động" là vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.

 

Nhưng cũng có ý kiến đề nghị không quy định khiếu kiện đối với hành vi hành chính "bất hành động" là vụ án hành chính, mà xử lý loại khiếu kiện này theo pháp luật về công chức. Thẩm tra dự thảo Pháp lệnh, ông Vũ Đức Khiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của QH cho biết đa số ý kiến của uỷ ban này nên quy định về khiếu kiện hành vi hành chính bất hành động.

 

"Quy định hiện hành không phù hợp với thực tế, vì có nhiều trường hợp cán bộ, công chức không thực hiện nhiệm vụ có thể gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân" – ông Khiển nói. Ví dụ được ông Khiển đưa ra khá dễ hiểu: chẳng hạn khi xin giấy phép xây dựng, đã có đủ hồ sơ hợp lệ, nhưng quá thời gian quy định mà cơ quan cấp phép vẫn chưa cấp phép, thì người dân có quyền khởi kiện cơ quan này ra toà hành chính.

 

Qua thực tế công tác, Trưởng Ban Dân nguyện của UBTVQH Lê Quang Bình cũng cho rằng cần quy định như vậy để bảo vệ quyền lợi của dân. "Lâu nay có nhiều bức xúc, nhưng người ta không kiện là vì.... chưa có quy định" - ông Bình lý giải.

 

Viện KSND sẽ không khởi tố vụ án hành chính

 

Một sửa đổi quan trọng khác được đề cập trong dự thảo Pháp lệnh là địa vị pháp lý của Viện KSND trong tố tụng hành chính. Theo Phó Chánh án Đặng Quang Phương, bản thân Ban soạn thảo cũng có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Đa số thành viên Ban soạn thảo cho rằng, Viện KSND cần tham gia tất cả các phiên toà hành chính, nhưng không khởi tố vụ án hành chính.

 

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì không nên cho Viện KSND khởi tố vụ án hành chính như quy định hiện hành, mà giao quyền khởi kiện vụ án hành chính cho cha, mẹ, người giám hộ của những người này thực hiện. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng theo tinh thần cải cách tư pháp thì không nên quy định Viện KSND phải tham gia các phiên toà hành chính.

 

Thẩm tra dự thảo Pháp lệnh, Thường trực Uỷ ban Pháp luật của QH cũng nhất trí với ý kiến này, bởi cho Viện KSND tham gia các phiên toà hành chính là không phù hợp với chủ trương giao cho Viện KSND tập trung vào thực hiện chức năng công tố.

 

Cùng ngày, UBTVQH đã cho ý kiến về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, và phê duyệt Tờ trình của Viện KSND tối cao về bộ máy của Viện và bổ sung một số kiểm sát viên làm thành viên Uỷ ban Kiểm sát Viện KSND tối cao.

 

(Theo VietNamNet)

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công

Thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công

Thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 30 sáng 27/6 đã thông qua Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Pháp lệnh này sẽ có hiệu lực lực 1/10/2005. Ngoài ra, phiên họp lần này sẽ cho ý kiến về 2 dự án pháp lệnh: sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và Pháp lệnh đấu thầu.

Triển khai chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường

Triển khai chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường

Triển khai chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường

Sáng 27/6, Bộ VHTT đã chính thức công bố kế hoạch triển khai Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán bar, nhà hàng karaoke, vũ trường với nhiều nội dung cấp bách cần làm ngay và những kế hoạch chiến lược lâu dài. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm chủ trì hội nghị.

Hà Nội thực hiện thí điểm việc tăng mức phạt vi phạm hành chính về quản lý đô thị

Hà Nội thực hiện thí điểm việc tăng mức phạt vi phạm hành chính về quản lý đô thị

Hà Nội thực hiện thí điểm việc tăng mức phạt vi phạm hành chính về quản lý đô thị

Thủ tướng vừa đồng ý về nguyên tắc cho phép UBND thành phố Hà Nội thực hiện thí điểm việc tăng mức phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực về quản lý đô thị. Thủ tướng cũng yêu cầu UBND thành phố Hà Nội lập đề án báo cáo HĐND thành phố quy định mức phạt cụ thể trước khi tiến hành thực hiện.

Giới thiệu Thông tư liên tịch quy định về lao động là người tàn tật

Giới thiệu Thông tư liên tịch quy định về lao động là người tàn tật

Giới thiệu Thông tư liên tịch quy định về lao động là người tàn tật

Ngày 21/6, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam đã tổ chức hội thảo giới thiệu Thông tư Liên tịch số 19/2005/TTLT- BLĐTBXH-BKH&ĐT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 116/2004/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81/CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật.