Chậm đưa đất vào sử dụng: phạt tiền đến 10 triệu đồng

Chậm đưa đất vào sử dụng: phạt tiền đến 10 triệu đồng
 
(LuatVietnam) Từ ngày 01/01/2010, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được thực hiện theo Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ. Ngoài những mức xử phạt mới so với quy định hiện hành, điểm nổi bật của Nghị định này là có bổ sung quy định về xử phạt đối với hành vi chậm đưa đất vào sử dụng. Theo đó, phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm quá thời hạn 12 tháng liền, không sử dụng đất trồng cây lâu năm quá thời hạn 18 tháng liền, không sử dụng đất trồng rừng quá thời hạn 24 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó cho phép. Phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư quá thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa mà không được phép.
Việc xử phạt đối với một số hành vi vi phạm phổ biến trong lĩnh vực đất đai được quy định cụ thể như sau: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 01 triệu đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 02 triệu đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc lên thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác; phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 10 triệu đồng tại khu vực nông thôn và từ 05 triệu đồng đến 30 triệu đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác. Phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 02 triệu đồng đối với hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng. Phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 05 triệu đồng đối với hành vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác định mốc giới, bàn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trên thực địa, bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2010 và thay thế Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ.
  • LuậtViệtnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/01/2010: tiếp tục cấp mới giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke

Từ 01/01/2010: tiếp tục cấp mới giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke

Từ 01/01/2010: tiếp tục cấp mới giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 cho phép cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh vũ trường, karaoke kể từ ngày 01/01/2010. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt quy hoạch vũ trường, karaoke theo quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ và Chỉ thị 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quá bar, nhà hàng karaoke, vũ trường được tiếp tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

Khai thác gỗ trái phép: phạt tiền đến 200 triệu đồng

Khai thác gỗ trái phép: phạt tiền đến 200 triệu đồng

Khai thác gỗ trái phép: phạt tiền đến 200 triệu đồng

Theo quy định tại Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, người có hành vi lấy lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã thực hiện không đúng quy định cho phép thì có thể bị xử phạt đến 200 triệu đồng nếu khai thác trái phép từ trên 7m3 đến 12,5m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng sản xuất hoặc khai thác trái phép từ trên 5m3 đến 10m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng phòng hộ hoặc khai thác trái phép từ trên 2,5m3 đến 5m3 gỗ thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IIA trong rừng đặc dụng.

Tạm ngừng cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu

Tạm ngừng cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu

Tạm ngừng cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu

Bằng Thông tư số 30/2009/TT-BCT ngày 30/10/2009, Bộ Công thương đã quyết định tạm thời ngừng thực hiện việc cấp phép xuất khẩu phân bón có nguồn gốc nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 4 mục IV Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).

Đã có Thông tư mới hướng dẫn cấp “sổ đỏ”

Đã có Thông tư mới hướng dẫn cấp “sổ đỏ”

Đã có Thông tư mới hướng dẫn cấp “sổ đỏ”

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định về mẫu Giấy chứng nhận mới cho nhà và đất (theo Nghị định 88/2009 của Chính phủ ngày 19/10/2009), thể hiện nội dung trên Giấy chứng nhận và đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận. Đây là lần đầu tiên Giấy chứng nhận cho cả nhà và đất được ban hành, có nhiều điểm mới đáng quan tâm. Thông tư 17/2009 có hiệu lực từ 10/12/2009.