Cậu ruột lừa bán cháu sang Trung Quốc sẽ bị xử tội gì?

Cậu ruột lừa bán cháu sang Trung Quốc sẽ bị xử tội gì?
Ham tiền, người cậu ruột đã nhẫn tâm lừa cháu mình mang bán sang Trung Quốc. Sự việc được phát hiện kịp thời, các nạn nhân được giải cứu, người cậu ruột sẽ phải đối diện với tội danh gì và mức phạt như thế nào?

Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết đang tạm giữ hình sự ba đối tượng gồm: Ven Văn Hiệp (SN 1980), Moong Thị Chiêu (SN 1986) và Cụt Thị Đào (SN 1989) cùng trú ở xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An để điều tra về hành vi mua bán người.

Nhận được tin tình báo, rạng sáng ngày 7/8, tại địa phận xã Hữu Kiệm (huyện Kỳ Sơn), lực lượng chức năng chặn bắt đối tượng Đào và Chiêu khi đang trên đường đưa hai bé gái (14 tuổi và 9 tuổi) ra Móng Cái (Quảng Ninh) nhằm đưa sang Trung Quốc bán. Từ lời khai của Đào và Chiêu, công an tiến hành bắt giữ thêm Hiệp.

Được biết, Hiệp là cậu ruột của hai bé gái nói trên. Trước đó, Hiệp đến nhà hai cháu bé nói muốn mượn các cháu sang làm rẫy giúp. Quá trình điều tra cho thấy, nếu đưa được hai bé gái trót lọt sang Trung Quốc, nhóm của Hiệp sẽ nhận được số tiền 200 triệu đồng.

Mua bán người, đặc biệt là mua bán trẻ em là hành vi nguy hiểm đối với xã hội. Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người của Quốc hội số 66/2011/QH12 quy định nghiêm cấm mọi hành vi mua bán người; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo… Người thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Hành vi của Hiệp, Chiêu và Đào nói trên là hành vi có tính chất nguy hiểm, các đối tượng có thể bị xử lý một trong hai tội sau: Tội mua bán người hoặc Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.

Cậu ruột lừa bán cháu sang Trung Quốc sẽ bị xử tội gì?
Hình ảnh minh họa
Đối với Tội mua bán người, Điều 119 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định như sau: Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ 02-07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05-20 năm: Vì mục đích mại dâm; Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Để đưa ra nước ngoài; Đối với nhiều người; Phạm tội nhiều lần. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.

Nạn nhân trong vụ việc nói trên là hai bé gái 14 tuổi và 9 tuổi, do đó, các đối tượng cũng có thể bị xem xét xử lý về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Điều 120 Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội này như sau: Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ 03-10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 10-20 hoặc tù chung thân: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Vì động cơ đê hèn; Đối với nhiều trẻ em; Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Để đưa ra nước ngoài; Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; Để sử dụng vào mục đích mại dâm; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc phạt quản chế từ 01-05 năm.

Tội phạm mua bán người hiện diễn ra khá phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, từ năm 2011 đến 2016, toàn quốc phát hiện trên 2000 vụ mua bán người. Các nạn nhân chủ yếu được đưa ra nước ngoài bán, trong đó phần lớn được đưa sang Trung Quốc. Phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân trực tiếp của các vụ mua bán người này. Do đó, để góp phần ngăn chặn hoạt động mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em, mỗi cá nhân cần phải nêu cao cảnh giác và có ý thức bảo vệ mình. Người lớn cần phải tuyên truyền và giáo dục cho trẻ em những kỹ năng cần thiết đối phó với những đối tượng xấu. Bên cạnh đó, pháp luật cần phải đưa những biện pháp, chế tài nghiêm khắc để xử lý những đối tượng có hành vi mua bán người.

Những điều luật nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các quy định pháp luật liên quan đến Tội mua bán người tại các văn bản sau:

Luật Phòng, chống mua bán người của Quốc hội, số 66/2011/QH12

Bộ luật Hình sự của Quốc hội số 15/1999/QH10

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, số 37/2009/QH12

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Đã có Thông tư 65/2024/TT-BCA về kiểm tra kiến thức phục hồi điểm GPLX

Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người có Giấy phép lái xe (GPLX)  bị trừ hết điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe được ban hành ngày 12/11/2024.

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 08/2017

(LuatVietnam) Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Doanh nghiệp siêu nhỏ được vay đến 50 triệu từ dự án tài chính vi mô; Công ty đại chúng phải công bố về tiền lương của Giám đốc; Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thêm 7,44%; Phí thẩm định cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giáo viên trường dự bị đại học làm việc 42 tuần/năm; Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng; Giá bán lẻ sữa cho trẻ dưới 6 tuổi phải được niêm yết công khai … sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 08/2017.