Các mặt hàng được áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động bao gồm sắt, thép và các sản phẩm bằng sắt hoặc thép, cụ thể như: Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, không phân biệt chiều rộng, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng; sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán; các sản phẩm của thép không gỉ cán phẳng…
Giấy phép nhập khẩu tự động có giá trị thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương xác nhận. Trong trường hợp Giấy phép bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân có thể làm văn bản giải trình đề nghị Bộ Công Thương cấp lại Giấy phép, kèm theo đơn đăng ký.
Ngoài ra, thương nhân cũng có thể lựa chọn đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép nhập khẩu tự động qua mạng Internet thông qua việc khai báo các thông tin về hồ sơ thương nhân qua mạng Internet theo hệ thống phần mềm do Bộ Công Thương quy định và gửi hồ sơ thương nhân về địa điểm đăng ký cấp phép nhập khẩu tự động khi đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tự động lần đầu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/09/2012.
- LuậtViệtnam