Giấy khai sinh gốc là căn cứ để sửa hồ sơ công chức

Đây là nội dung quan trọng được nêu tại Thông tư 06/2019/TT-BNV về việc sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

Trước đây, tại Thông tư 11/2012/TT-BNV, nếu thông tin công chức là Đảng viên trong các thành phần hồ sơ không thống nhất thì căn cứ giấy khai sinh gốc, sổ hộ khẩu, sổ bảo hiểm và hồ sơ Đảng viên để hoàn thiện, bổ sung và thống nhất với giấy khai sinh gốc.

sửa hồ sơ công chức
Giấy khai sinh gốc là căn cứ để sửa hồ sơ công chức (Ảnh minh họa)


Từ ngày 15/7/2019, việc sửa chữa thông tin trong hồ sơ công chức được quy định rõ ràng và chi tiết hơn:

- Nếu quyển Lý lịch cán bộ, công chức, giấy khai sinh, sổ bảo hiểm xã hội, văn bằng, chứng chỉ không thống nhất thì căn cứ vào giấy khai sinh gốc để hoàn thiện, bổ sung và thống nhất các thành phần hồ sơ khác theo giấy khai sinh này.

- Nếu không có giấy khai sinh thì căn cứ quyển Lý lịch cán bộ, công chức được lập khi công chức được tuyển dụng lần đầu vào cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước để thống nhất;

Đặc biệt không thực hiện sửa chữa, điều chỉnh ngày, tháng, năm sinh trong hồ sơ của công chức là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc này, việc xác định tuổi được căn cứ vào hồ sơ gốc – hồ sơ lý lịch Đảng viên khi được kết nạp vào Đảng.

Việc sửa chữa này phải được thực hiện sau khi có quyết định kiểm tra, xác minh của cơ quan sử dụng công chức.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/7/2019.

Nguyễn Hương
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.