Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề

Cán bộ pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề
(LuatVietnam) Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là tổ chức pháp chế) và quản lý nhà nước về công tác pháp chế.
Theo đó, người làm công tác pháp chế là cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động vào tổ chức pháp chế và phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Ngoài ra, công chức pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, viên chức pháp chế phải là viên chức có chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác pháp luật.
 
Cán bộ, công chức, viên chức pháp chế được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề; Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tưởng quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với người làm công tác pháp chế.
 
Cũng theo Nghị định này, tổ chức pháp chế trong các cơ quan nhà nước có chức năng giúp thủ trưởng cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, kĩnh vực được giao; tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu cố vấn cho ban lãnh đạo về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức,quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Vụ Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Bộ Tư pháp. Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, như: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế…  
 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với nhân viên pháp chế; quyết định thành lập tổ chức pháp chế…
 
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/08/2011 và thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

4 tiêu chí đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội theo Nghị định 178

Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Chính phủ ban hành.

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo công tác 5 năm trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên

Hôm qua (ngày 4/7), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo, trong đó quy định nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục từ đủ 05 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Cụ thể, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên là thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục; thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian tham gia công tác giảng dạy, giáo dục nêu trên. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm: Thời gian tập sự...

8 loại đất phi nông nghiệp không phải chịu thuế

8 loại đất phi nông nghiệp không phải chịu thuế

8 loại đất phi nông nghiệp không phải chịu thuế

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/07/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Theo đó, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở, đất sản xuất; kinh doanh phi nông nghiệp (đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để khai thác, làm mặt bằng chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm... ) và đất nông nghiệp được các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích kinh doanh...

Tăng chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng lên 876.000 đồng

Tăng chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng lên 876.000 đồng

Tăng chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng lên 876.000 đồng

Ngày 30/06/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2011/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; trong đó, mức chuẩn để xác định trợ cấp, phụ cấp được nâng lên 876.000 đồng thay vì 770.000 đồng như quy định trước đây. Trong đó, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; thương binh loại B được tăng mức trợ cấp tương ứng so với mức chuẩn tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Riêng thương binh loại B suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên còn được phụ cấp thêm 440.000 đồng...

Ngân sách hỗ trợ chủ yếu chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia

Ngân sách hỗ trợ chủ yếu chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia

Ngân sách hỗ trợ chủ yếu chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia. Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% các khoản chi phí đối với nội dung thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm theo ngành hàng; tuyên truyền xuất khẩu. Hỗ trợ 50% đối với đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, 100% đối với đối tượng là các tổ chức XTTM chính phủ và phi Chính phủ...