Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý

Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý
(LuatVietnam) Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.
Đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra được quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
 
Nghị định cũng có các quy định cụ thể về 03 ngạch thanh tra là: Thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp; chức trách, nhiệm vụ, năng lực, yêu cầu về trình độ và thâm niên công tác đối với các ngạch thanh tra này.
 
Công chức được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra trong 02 trường hợp là: Công chức giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương đang công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển sang các ngạch thanh tra tương ứng; Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp…
 
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011 và thay thế Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này là 40 triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với các hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa các nội dung về hạn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tính năng, công dụng trên nhãn thuốc so với hồ sơ đã được phê duyệt...

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều mức phạt nặng khi cá nhân, doanh nghiệp trốn đóng BHYT. Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng khi vi phạm đến 10 lao động; mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động… và mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng khi doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho từ 1.001 lao động trở lên...

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá bằng vàng, ngoại tệ

Việc hoạt động ngoại hối mà không được cấp giấy phép; thực hiện dịch vụ kiều hối không phép; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt đến 500 triệu đồng thay vì mức 70 triệu đồng như quy định cũ. Đây là một trong các nội dung của Nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng...

Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Việc phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án là 01 trong các nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011. Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm 03 loại hình là: Trái phiếu không chuyển đổi; trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ 01 năm trở lên...