Thêm hành vi bị cấm khi đưa lao động đi làm việc nước ngoài

Từ ngày 01/01/2022, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 vừa được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực.

hanh vi bi cam khi dua lao dong di lam viec nuoc ngoai
Thêm hành vi bị cấm khi đưa lao động đi làm việc nước ngoài (Ảnh minh họa)

Theo đó, so với quy định hiện nay tại Luật năm 2006, Điều 7 Luật mới đã bổ sung thêm nhiều hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể:

- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động;

- Phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động; cưỡng bức lao động trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, ngoài ký quỹ và bảo lãnh;

- Thu tiền môi giới của người lao động; thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định;

- Sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước không đúng quy định của pháp luật;

- Đi làm việc hoặc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với các công việc sau: Matxa tại nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí; săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn như dưới lòng đất, đại dương…

Luật này được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục