Mới: Cách tính thời gian công tác trước 1995 khi đã mất hồ sơ gốc

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mới đây đã ban hành Công văn số 3595/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn tính thời gian công tác của người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trước ngày 01/01/1995.

Cách tính thời gian công tác trước 1995 khi đã mất hồ sơ gốc
Cách tính thời gian công tác trước 1995 khi đã mất hồ sơ gốc (Ảnh minh họa)

Cụ thể, người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 01/01/1995 được hướng dẫn tính thời gian công tác như sau:

- Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng nhưng chưa giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH);

- Hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước ngày 01/01/2995 dùng để xem xét tính thời gian công tác cho người lao động gồm: Hợp đồng lao động; quyết định tuyển dụng, nâng lương, chuyển xếp lương, điều động, chuyển công tác, nghỉ việc…

- Nếu không còn hồ sơ gốc thì BHXH Việt Nam xem xét, quyết định tính hoặc không tính thời gian công tác trước ngày 01/01/1995 đã đóng BHXH dựa trên đơn đề nghị của người lao động, văn bản xác nhận của cơ quan quản lý và các giấy tờ như lý lịch Đảng viên, sổ lao động…

Trong đó, nội dung văn bản xác nhận phải gồm các thông tin như lý do không còn hồ sơ gốc, thời điểm tuyển dụng, diễn biến quá trình công tác, tiền lương, lý do nghỉ việc… của người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01/01/1995.

Đồng thời, để được xem xét hưởng chế độ, chính sách thì người lao động phải gửi đơn đề nghị và văn bản xác nhận của cơ quan quản lý người lao động kèm theo các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có liên quan thể hiện thời gian làm việc trong khu vực Nhà nước trước 01/01/1995 đến BHXH tỉnh để xem xét...

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục