Từ 14/01/2020, ghi nhãn thức ăn chăn nuôi theo cách thức mới

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21 năm 2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, Thông tư này liệt kê 25 hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi như: Carbuterol; Cimaterol; Clenbuterol; Chloramphenicol; Diethylstilbestrol; Fenoterol; Isoxuprin…

Đã có Thông tư hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi (Ảnh minh họa)

Đồng thời, cách ghi nhãn thức ăn chăn nuôi cũng được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Về nội dung thể hiện trên nhãn sản phẩm thức ăn chăn nuôi: Được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, gồm: Tên sản phẩm, thành phần dinh dưỡng hoặc chỉ tiêu chất lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, hướng dẫn bảo quản, sử dụng…

- Thức ăn chăn nuôi là hàng rời: Phải có tài liệu kèm theo khi lưu thông trừ thức ăn chăn nuôi truyền thống chưa qua chế biến và bán trực tiếp cho người chăn nuôi;

- Thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, tiêu thụ nội bộ có bao bì: Không phải ghi nhãn khi lưu thông nhưng phải có dấu hiệu trên bao bì để nhận biết, tránh nhầm lẫn và có tài liệu kèm theo;

- Thức ăn chăn nuôi chứa thuốc thú y có thành phần kháng sinh để phòng, trị bệnh cho vật nuôi: Phải ghi đủ các thông tin về tên, hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngừng sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tài liệu kèm theo khi lưu hành…

Thông tư này được ban hành ngày 28/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 14/01/2020. Riêng nhãn thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT đã in trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2021.


Nguyễn Hương
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.