Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung

(LuatVietnam) Thông tư liên tịch 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP ngày 22/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để kiểm tra bổ sung đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành.

Các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Hướng dẫn mới về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (Ảnh minh họa)


Theo Thông tư liên tịch này, khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:

- Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không”;
- Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội”;
- Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi”;
- Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ để đánh giá tính chất, mức độ thiệt hại, hậu quả về vật chất, phi vật chất do hành vi phạm tội gây ra.
- Chứng cứ để chứng minh “những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt”;
- Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ án, như: chứng cứ để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi…

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 06/02/2018.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục