Theo đó, các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;
Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
- Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp:
Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước.
Đồng thời góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, giúp họ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.
Việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được thực hiện theo Nghị quyết này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi vi phạm pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết Nghị quyết 96/2023/QH15.
Nếu có thắc mắc, bạn đọc liên hệ 19006192 để được giải đáp.