Các biện pháp phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam

(LuatVietnam) Ngày 24/9/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 148/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo đó, Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm; các cá nhân, tổ chức tham gia phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, tổ chức giao dịch chứng khoán, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các doanh nghiệp được phép kinh doanh xổ số, đặt cược, ca-si-nô (casino) và trò chơi điện tử có thưởng được coi là các tổ chức báo cáo.Tổ chức này phải gửi Quy chế nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Căn cứ vào quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, tổ chức báo cáo quyết định việc bố trí cán bộ hoặc thành lập bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền. Tổ chức báo cáo phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng chống rửa tiền và các thông tin về địa chỉ, điện thoại, số fax của tổ chức để liên hệ khi cần thiết. Khi có bất cứ thay đổi nào trong những thông tin nêu trên, tổ chức báo cáo phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, tổ chức báo cáo tự thiết kế mẫu nhận biết khách hàng nhưng phải đảm bảo các thông tin tối thiểu về họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nghề nghiệp; chức vụ; số hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, giấy chứng minh thư nhân dân; địa chỉ (đối với khách hàng cá nhân); Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở; số điện thoại, số fax; số, ngày cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cơ quan thành lập; thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh; thông tin tóm tắt về cơ cấu tổ chức và bộ máy lãnh đạo; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức (Đối với khách hàng là tổ chức). Các thông tin khác như: Ngày, tháng, năm mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch; Số tiền ban đầu của tài khoản hoặc giao dịch giá trị tính theo nội tệ hoặc giá trị tính theo ngoại tệ và tỷ giá chuyển đổi (nếu cần); Mục đích và giá trị của tài khoản hoặc giao dịch, thông tin về người được hưởng lợi; Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát lệnh chuyển tiền đầu tiên (nếu có); Tên và chữ ký của nhân viên tổ chức báo cáo chịu trách nhiệm duyệt mở tài khoản hoặc xử lý giao dịch với khách hàng.

Thông tư còn có quy định về các vấn đề khác như: trách nhiệm của cán bộ các bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; giao dịch có giá trị lớn; giao dịch đáng ngờ và quy trình xử lý giao dịch đáng ngờ; các biện pháp xử lý tạm thời…

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
  • LuậtViệtnam 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024

LuatVietnam gửi đến quý độc giả điểm tin VBPL tuần từ 15/11 - 21/11/2024 với các nội dung nổi bật liên quan đến Luật Hành chính, Luật Ngân hàng, Luật Dân sự.