Các biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng

(LuatVietnam) Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, chủ động ngăn ngừa lạm phát, ngày 22/5/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Chỉ thị số 01/CT-NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, các đơn vị tại trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một số biện pháp như sau: tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp tại Chỉ thị số 06/2008/CT-NHNN ngày 31/12/2008 về việc thực hiện các giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội…; tăng cường huy động vốn ở trong và ngoài nước, mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, xác định cụ thể dòng tiền đi và về để có biện pháp đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn; kiểm soát quy mô, cơ cấu tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với khả năng, kỳ hạn và cơ cấu vốn huy động, duy trì số vốn khả dụng hợp lý để thường xuyên đảm bảo an toàn khả năng thanh toán; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cơ chế điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh; ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với tình hình cung - cầu vốn thị trường, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, có chênh lệch lãi suất ở mức hợp lý.

Tại Chỉ thị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung triển khai có hiệu quả việc thực hiện các cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đi đôi với mở rộng tín dụng theo hướng tập trung cho các nhu cầu vay vốn để sản xuất - kinh doanh, cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông thôn và các dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán và cho vay tiêu dùng.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

  • LuậtViệtnam 
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phải có hóa đơn điện tử cho từng lần mua bán vàng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông báo 221/TB-VPCP ngày 15/5/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.