Cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu một nhà ở tại Việt Nam

(LuatVietnam) Ngày 03/06/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Đối tượng được áp dụng Nghị định này là các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang làm việc, hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cá nhân nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có chức năng kinh doanh bất động sản.

Nghị định quy định: để được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy tờ chứng nhận được phép cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên do cơ quan xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp và không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự; có hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp kèm theo một trong các giấy tờ sau: Nếu là người vào đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì phải có tên trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc trong giấy tờ tương ứng với hoạt động đầu tư còn thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc có giấy tờ chứng minh là thành viên hội đồng quản trị, hội đồng quản lý của doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam; Nếu là người được các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thuê giữ các chức danh giám đốc, tổng giám đốc và cấp phó của doanh nghiệp hoặc trưởng, phó các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê hoặc quyết định bổ nhiệm bằng tiếng Việt; Nếu là người có công đóng góp với đất nước thì phải có Huân chương hoặc Huy chương của Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng; Nếu là người có đóng góp đặc biệt với đất nước thì phải có giấy tờ xác nhận của cơ quan cấp bộ phụ trách lĩnh vực cá nhân nước ngoài có đóng góp; Nếu là người vào Việt Nam làm việc trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục - đào tạo, văn hóa…thì phải có văn bằng chứng minh có trình độ kỹ sư, cử nhân trở lên do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp kèm theo giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề chuyên môn tại Việt Nam;…

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng được mua, được thừa kế, được tặng cho và sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải đang hoạt động tại Việt Nam và có giấy chứng nhận đầu tư còn thời hạn từ 01 năm trở lên.

Cũng theo quy định tại Nghị định này, cá nhân nước ngoài đang có sở hữu một nhà ở tại Việt Nam theo thông báo trên trang web của Bộ Xây dựng thì không được sở hữu các nhà ở khác trong phạm vi toàn quốc. Trường hợp cá nhân nước ngoài đang sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này, nếu được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì được lựa chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; đối với các loại nhà ở còn lại thì cá nhân nước ngoài được quyền tặng cho hoặc bán cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2009. 

 

  • LuậtViệtnam 
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

17 loại hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

17 loại hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

17 loại hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới

Ngày 03/6/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BCT quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu. Thông tư này áp dụng đối với việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu nhưng hiện đã có đủ các lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm dịch và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015

Ngày 03/6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 751/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015. Trong đó, định hướng phát triển là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân tăng 7-8%/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới bình quân giảm 2-3%/năm.

Tăng cường xã hội hóa phổ cập tin học cho toàn xã hội

Tăng cường xã hội hóa phổ cập tin học cho toàn xã hội

Tăng cường xã hội hóa phổ cập tin học cho toàn xã hội

Đó là một trong những giải pháp thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, mục tiêu chung là phát triển mạnh nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm đảm bảo đủ nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin điện tử, viễn thông phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.…

Liên kết sản xuất chương trình: Tối thiểu phải có 3 chương trình đã phát sóng

Liên kết sản xuất chương trình: Tối thiểu phải có 3 chương trình đã phát sóng

Liên kết sản xuất chương trình: Tối thiểu phải có 3 chương trình đã phát sóng

Ngày 28/05/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT điều chỉnh hoạt động liên kết để thực hiện việc sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình mà trong đó quyền lợi của đối tác liên kết được trả bằng quyền lợi từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh, truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh, truyền hình.