Nhãn năng lượng gồm 02 loại là: Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Trước 60 ngày làm việc, khi hiệu lực của Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng hết hạn, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký chứng nhận lại.
Cũng theo Nghị định này, cơ sở có sử dụng năng lượng trọng điểm bao gồm: Các cơ sở sản xuất, đơn vị vận tải có mức sử dụng năng lượng tổng cộng trong năm quy đổi ra 1000 tấn dầu tương đương trở lên; Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng một năm quy đổi ra 500 tấn dầu tương đương trở lên.
Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng, trong đó, cơ sở phải công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở; có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo quy định; thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng, đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhẳm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/05/2011 và thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 03/09/2003 của Chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- LuậtViệtnam