Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình

Buộc phê duyệt quy trình bảo trì trước khi nghiệm thu công trình
(LuatVietnam) Điều này được quy định tại Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/12/2010 về bảo trì công trình xây dựng. 

Theo đó, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế; nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và ban giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình; tổ chức thẩm định và phê duyệt quy trình bảo trì công trình trước khi nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.

Đối với từng công trình dân dụng cấp IV, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng nhưng chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền vẫn phải thực hiện bảo trì công trình theo quy định.

Nghị định cũng quy định rõ, khi phát hiện bộ phận công trình hoặc công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải kiểm tra công trình hoặc kiểm định chất lượng công trình; quyết định thực hiện các biện pháp an toàn (như hạn chế, ngừng sử dụng công trình...); sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình.

Đồng thời, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền phải báo cáo hàng năm về việc thực hiện bảo trì công trình vì sự an toàn của công trình đối với công trình từ cấp II trở lên và các công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng CTXD với cơ quan Nhà nước. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các Bộ chuyên ngành tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định bảo trì công trình của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền theo 2 chế độ kiểm tra: Kiểm tra xác suất đối với tất cả các công trình; kiểm tra định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần đối với công trình từ cấp II trở lên và công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về chất lượng công trình xây dựng...

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2011; bãi bỏ các quy định về bảo trì công trình tại Chương VII Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
  • LuậtViệtnam 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn thành lập doanh nghiệp

Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. Quy định này được nêu rõ tại Luật Viên chức số 58/2010/QH12 do Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010 và Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 29/11/2010. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập...

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Xử phạt tối đa 70 triệu đồng nếu kinh doanh hàng cấm

Theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 của Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50 đến 70 triệu đồng. Trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70 đến dưới 100 triệu đồng sẽ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng. Nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt từ 30 đến 35 triệu đồng; mức phạt tiền tăng gấp 2 lần (tức là từ 60-70 triệu đồng) đối với trường hợp hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công...

Thuế nhập khẩu ưu đãi xăng giảm còn 12%

Thuế nhập khẩu ưu đãi xăng giảm còn 12%

Thuế nhập khẩu ưu đãi xăng giảm còn 12%

Ngày 01/12/2010, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 190/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng dầu thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ giảm đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 2710. Trong đó, các mặt hàng xăng động cơ (bao gồm cả loại có pha chì, không pha chì, xăng máy bay, Tetrapropylene, dung môi trắng...), thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được điều chỉnh giảm từ 17% xuống còn 12%. Đối với dầu nhiên liệu, mặt hàng nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao và nhiên liệu diesel khác sẽ được giảm thuế suất từ 10% xuống còn 5%...

Chủ tịch nước chính thức công bố 4 Luật mới

Chủ tịch nước chính thức công bố 4 Luật mới

Chủ tịch nước chính thức công bố 4 Luật mới

Trong hai ngày 29 và 30/11/2010, Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh công bố 4 Luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII bao gồm: Luật thanh tra, Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật viên chức và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó đáng chú ý là Luật thuế bảo vệ môi trường quy định về 8 nhóm đối tượng sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải chịu thuế; mức thuế tuyệt đối đối đối với xăng (trừ etanol) từ 1.000-4.000 đồng/lít, dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít; than trong khoảng 10.000-50.000 đồng/tấn...