(LuatVietnam) Ngày 19/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Trong đó, đáng chú ý là quy định bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, từ ngày 10/02/2014, ngoài trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra tham nhũng còn được loại trừ trách nhiệm khi đã chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng theo Nghị định này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng có trách nhiệm thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Hội đồng kỷ luật bao gồm 05 người (Chủ tịch Hội đồng; 01 ủy viên là đại diện Đảng ủy cấp trên trực tiếp của Đảng ủy đơn vị xảy ra tham nhũng; 01 ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của đơn vị xảy ra tham nhũng; 01 ủy viên là đại diện lãnh đạo đơn vị để xảy ra tham nhũng (trường hợp ủy viên đó không liên quan đến vụ việc tham nhũng) và 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng); làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín và chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
Trong đó, đáng chú ý là quy định bổ sung trường hợp loại trừ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, từ ngày 10/02/2014, ngoài trường hợp không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra tham nhũng còn được loại trừ trách nhiệm khi đã chủ động phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cũng theo Nghị định này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng có trách nhiệm thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng. Hội đồng kỷ luật bao gồm 05 người (Chủ tịch Hội đồng; 01 ủy viên là đại diện Đảng ủy cấp trên trực tiếp của Đảng ủy đơn vị xảy ra tham nhũng; 01 ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của đơn vị xảy ra tham nhũng; 01 ủy viên là đại diện lãnh đạo đơn vị để xảy ra tham nhũng (trường hợp ủy viên đó không liên quan đến vụ việc tham nhũng) và 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng); làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số bằng phiếu kín và chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên Hội đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2014.
- LuậtViệtnam