Yêu cầu bổ sung nội dung về thích ứng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh

Đây là một nội dung được nêu tại Thông báo 478/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thường trực Chính phủ về việc chuẩn bị 02 Đề án trình Bộ Chính trị năm 2024.

Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ cho ý kiến về dự thảo 02 Đề án trình Bộ Chính trị năm 2024:

(1) Dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết số 36 

(2) Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số. 

Trên cơ sở báo cáo của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, ý kiến của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, cơ quan tại cuộc họp, Văn phòng chính phủ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp thu, hoàn thiện Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số, theo hướng:

- Kế thừa các chủ trương, chính sách, đề xuất các giải pháp quan trọng tạo môi trường pháp lý cho những vấn đề mới để thúc đẩy đột phá về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cạnh tranh quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo xu thế mới thay vì quản lý, kiểm soát như hiện nay;  

- Xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phân biệt rõ ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số với cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hay là hình thành nền công nghiệp công nghệ số; thể hiện rõ ràng, mạch lạc quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị về định hướng chuyển đổi số trong thời kỳ mới; 

Yêu cầu bổ sung nội dung về thích ứng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh
Yêu cầu bổ sung nội dung về thích ứng trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh
(Ảnh minh họa)

 Đồng thời, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

(1) Bảo đảm Chính phủ tiên phong hoàn thành Chính phủ số, xây dựng hạ tầng số thống nhất, đồng bộ, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế số, xã hội số;

(2) Hoàn thiện thể chế pháp luật theo cách làm mới, nhất là vấn đề đấu thầu, định mức, đơn giá, tiêu chuẩn;

(3) Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia để tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế số;

(4) Tập trung đào tạo nguồn nhân lực một cách thực chất gắn với doanh nghiệp, có cơ chế về tiền lương, tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao trong các cơ quan Nhà nước;

(5) Bảo đảm nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số;

(6) Bổ sung nội dung về thích ứng đối với các mặt trái của xã hội trong bối cảnh cuộc cách mạng về trí tuệ nhân tạo đang phát triển mạnh mẽ; lựa chọn những vấn đề lớn về chuyển đổi số cần định hình cho các ngành để chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số dựa trên nền tảng số quốc gia…  

Thông báo 478/TB-VPCP được ban hành ngày 21/10/2024.

Cùng với xu hướng tiếp cận và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), LuatVietnam đã chính thức ra mắt Trợ lý ảo AI vào đầu tháng 5/2024 với mong muốn mang đến giải pháp đột phá cho cộng đồng pháp lý.
AI Luật được tạo ra không chỉ là một công cụ tra cứu thông tin pháp lý thông minh, mà còn là “trợ lý ảo” đắc lực, giúp người dùng tiết kiệm hơn 60% thời gian và nhân lực, nâng cao hiệu suất công việc.
Để có thể trải nghiệm, đặt câu hỏi về các lĩnh vực bảo hiểm, lao động, đầu tư...vui lòng truy cập và đăng ký TẠI ĐÂY
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục